Mô hình kinh tế Hướng đi của nghề nuôi vịt ở ĐBSCL an toàn sinh học

Hướng đi của nghề nuôi vịt ở ĐBSCL an toàn sinh học

Ngày đăng 30/10/2015

Hướng đi của nghề nuôi vịt ở ĐBSCL an toàn sinh học

Chính vì vậy, phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học được coi là hướng đi hiệu quả.

Nghề truyền thống

Áp dụng nuôi vịt theo hướng ATSH sẽ hạn chế được phát tán dịch bệnh, thân thiện với môi trường.

Hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL khi xây dựng Đề án tái cơ cấu chăn nuôi đều chọn vịt là vật nuôi chính, sau heo.

Các tỉnh có phong trào chăn nuôi vịt phát triển mạnh như: Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, tổng đàn mỗi tỉnh trên 3 triệu con; Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, mỗi tỉnh có trên 2 triệu con, là nguồn cung cấp thịt cho khu vực, TP.Hồ Chí Minh và nguồn trứng cho xuất khẩu.

Tổng đàn vịt các tỉnh khu vực ĐBSCL trong 3 năm qua có xu hướng giảm nhẹ khoảng 4,32%.

Theo thống kê, năm 2014, tổng đàn vịt trong khu vực là 25,45 triệu con, trong đó vịt đẻ 11,22 triệu con.

Chăn nuôi vịt ở ĐBSCL chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông và chạy đồng (nuôi vịt chạy đồng trước đây rất thịnh hành ở ĐBSCL nhưng hiện nay số lượng đã giảm dần mà thay vào đó là phương thức chăn nuôi thả đồng gần có kiểm soát).

Ở nhiều địa phương, chăn nuôi bán công nghiệp (nuôi nhốt kết hợp với thả đồng có đầu tư chuồng trại, thức ăn công nghiệp) đang phát triển và chuyển dần theo hướng trang trại, công nghiệp.

Chỉ tính riêng tại Vĩnh Long, tổng đàn vịt thịt của tỉnh đến tháng 4/2015 là 538.400 con.

Về quy mô chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 4 cơ sở chăn nuôi vịt quy mô từ 3.000 - 5.000 con với tổng đàn 20.000 con; 524 hộ chăn nuôi vịt quy mô từ 500 - 3.000 con với tổng đàn 425.000 con.

Tuy nhiên, theo ThS.

Nguyễn Thanh Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, nhiều hộ nuôi vịt trong tỉnh bị thiệt hại nặng do dịch cúm gia cầm H5N1.

Trong 9 tháng đầu năm 2015 đã xảy ra 12 ổ dịch trên địa bàn 8 xã của 5 huyện với số lượng 7.757 con mắc bệnh (gà 4.602 con, vịt 3.155 con), tiêu hủy 7.757 con gia cầm.

Giống vịt đang là một trở ngại trong công tác phát triển ngành chăn nuôi vịt của tỉnh, hiện người chăn nuôi thường sử dụng các giống vịt Tàu, Khaki Campbell, vịt CV 2000, vịt cổ cò, super M và các giống lai giữa các nhóm giống này.

Tuy nhiên, các giống vịt hầu hết đã bị thoái hóa, khả năng chống chịu bệnh và sản xuất giảm do công tác lai tạo và nhân giống của các cơ sở cung cấp giống trong vùng chưa thật sự bài bản.

Một số lò ấp trứng tư nhân không đảm bảo điều kiện về an toàn dịch bệnh và môi trường sinh thái, nguồn trứng thu mua không được kiểm soát, không thể đảm bảo con giống nở ra an toàn, sạch bệnh vẫn đang là thách thức đối với ngành chức năng.

Hướng mở từ chăn nuôi an toàn sinh học

Từ thực tế phát triển nghề nuôi vịt ở khu vực ĐBSCL, nhiều địa phương đã mạnh dạn triển khai mô hình nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học (ATSH).

Ông Lưu Thành Long, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, cho biết, năm 2014, trung tâm tiếp tục nhân rộng mô hình sử dụng đệm lót tại cơ sở ấp vịt Nam Thành Lợi (thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành) với 1.000 con vịt Super M2.

Trung tâm cũng hỗ trợ kỹ thuật nuôi, giống có nguồn gốc rõ ràng và khuyến cáo sử dụng đệm lót sinh học Balasa - N01.

Nhờ đó, đã giảm mùi hôi trên 80%, giảm tối đa công dọn chuồng và một số bệnh trên đường tiêu hóa, hô hấp của vịt

Năm 2015, từ nguồn kinh phí khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng đã hỗ trợ 5 hộ nông dân huyện Trần Đề 800 con vịt xiêm Pháp.

Hiện, vịt đã được 40 ngày tuổi, tỷ lệ nuôi sống 95%, trọng lượng bình quân 1,3 - 1,5 kg/con.

Mô hình này cũng sử dụng đệm lót sinh học Balasa - N01,  không ảnh hưởng sức khỏe của người chăn nuôi.

TS.Nguyễn Văn Bắc, Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), cho biết, liên tục từ năm 2007 đến 2009, tại các tỉnh ĐBSCL, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã cùng với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, Viện Chăn nuôi triển khai nhiều mô hình chăn nuôi vịt ATSH tại 22 huyện của 5 tỉnh, đó là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và An Giang.

Đặc biệt, dự án “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học” giai đoạn 2011 - 2013 đã được thực hiện tại 9 tỉnh ĐBSCL (Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang) với 185 hộ tham gia, quy mô 52.320 con vịt.

Các mô hình đều đảm bảo an toàn dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm H5N1.

Tại Long An, mô hình chăn nuôi vịt ATSH được triển khai tại 11 hộ thuộc 5 xã của 3 huyện là Tân trụ, Thủ Thừa và Châu Thành với quy mô 10.000 vịt mái, giống Vigova SM2 cải tiến.

Quy mô mỗi hộ từ 610-1.150 vịt mái.

Kết quả sau gần 12 tháng triển khai, đàn vịt giống phát triển và sinh sản tốt, đặc biệt giống vịt Vigova SM2 cải tiến cho năng suất trứng cao hơn giống cũ từ 5-10%, chất lượng vịt thương phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Ngoài sản phẩm từ vịt, các mô hình còn kết hợp thả cá với năng suất cá/năm đạt từ 500-1.000 kg/1.000m2 mặt ao mà hoàn toàn không phải cho ăn thêm.

Tại An Giang, mô hình nuôi vịt thịt kết hợp ao thả cá là mô hình mang lại hiệu quả cao, cá tận dụng thức ăn rơi vãi và phân của vịt; nhờ đó làm sạch môi trường nước, giúp giảm chi phí xử lý nước trong ao, giảm chi phí thức ăn đầu tư cho cá, cứ 3 lứa vịt thịt xuất chuồng thì thu hoạch 1 lứa cá.

“Phát triển chăn nuôi thuỷ cầm ATSH góp phần chuyển đổi dần hình thức chăn nuôi vịt quảng canh, chạy đồng xa sang chăn nuôi tập trung, chạy đồng gần có kiểm soát, từ đó tạo ra vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

Dự án đã tạo điều kiện cho các hộ, trang trại nuôi vịt yên tâm phát triển chăn nuôi, tăng thêm việc làm và thu nhập hoặc không bị trở ngại do phải áp dụng các biện pháp chống dịch; tạo tiền đề cho các hộ, trang trại liên kết với nhau trong sản xuất, tiến đến hình thành tổ hợp tác xã trong chăn nuôi, cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường.

Mô hình chăn nuôi vịt ATSH đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát tán mầm bệnh cúm gia cầm”, ông Bắc nói.

Theo ông Bắc, để phát triển mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học bền vững, cần tăng cường triển khai quản lý nhà nước về giống vật nuôi; quản lý tốt cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vịt.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi; từng bước chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp, xa khu dân cư, kiểm soát an toàn dịch bệnh và quản lý môi trường, phù hợp với tình hình thực tế và định hướng tái cơ cấu ngành.  Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch giết mổ và thị trường tiêu thụ; xây dựng, mô hình liên kết sản xuất - giết mổ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.

Nhập khẩu các giống mới có năng suất, chất lượng cao làm tươi máu đàn giống ngoại trong nước hoặc làm nguyên liệu tạo tổ hợp lai mới tiến bộ kỹ thuật.

Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống bản địa có lợi thế vùng.

Chọn tạo các dòng, giống nội có chất lượng phù hợp với từng địa phương, không sử dụng gia cầm thương phẩm làm giống bố mẹ.

Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ cho mỗi địa phương.

Phát triển chăn nuôi gia cầm, vịt phù hợp với lợi thế vùng.

Hướng dẫn chăn nuôi ATSH cho phù hợp với những thay đổi của điều kiện tự nhiên như: Chăn nuôi vịt chạy đồng gần có kiểm soát, chăn nuôi vịt trang trại công nghiệp, chăn nuôi vịt cạn, chăn nuôi vịt biển… Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, chăn nuôi.

Triển khai hệ thống thông tin thị trường, tin học hóa vào quản lý giống vật nuôi, quản lý thức ăn chăn nuôi và sản xuất chăn nuôi.

Xây dựng quy trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến đến tiêu thụ sản phẩm…; Phổ biến rộng rãi các giống tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm.

Xây dựng lộ trình cơ cấu lại chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng.

Từng bước giảm dần các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần cơ sở chăn nuôi lớn, khuyến khích xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch, mục đích là các cơ sở chăn nuôi lớn, nhỏ đều phải đạt tiêu chí cơ sở chăn nuôi an toàn dịch, cơ sở chăn nuôi VietGAP… để tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và dự báo thị trường.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giảm bớt khâu trung gian nhằm tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm theo đặc thù thị trường của từng vùng miền, xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm có ưu thế đến các thị trường tiềm năng.

Tổng đàn vịt các tỉnh khu vực ĐBSCL trong 3 năm qua có xu hướng giảm nhẹ khoảng 4,32%.

Theo thống kê, năm 2014, tổng đàn vịt trong khu vực là 25,45 triệu con, trong đó vịt đẻ 11,22 triệu con.


Giá giống ngô chuyển gen đắt hơn ngô thường Giá giống ngô chuyển gen đắt hơn ngô… Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm…