Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi
Trong đó, gần 6.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, tập trung nhiều ở 3 xã: Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân gây thiệt hại ở tôm nuôi là do nắng nóng kéo dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Mực nước trong ao nuôi thấp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bên cạnh đó, một số bà con nông dân mua tôm giống không chất lượng, chưa qua kiểm dịch dẫn đến tình trạng xảy ra dịch bệnh.
Ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân không nên nóng vội cải tạo và thả tôm lại trên diện tích bị thiệt hại, không nên xử lý ao đầm bằng thuốc hóa học. Đồng thời, tìm mua con giống có chất lượng, sạch bệnh; mỗi người dân nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Đối với diện tích đã bị thiệt hại, nông dân nên xả nguồn nước bị ô nhiễm ra sông để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tiến hành sên vét lại đáy ao, xử lý nguồn nước đúng kỹ thuật và chỉ thả vụ tôm nuôi mới khi điều kiện đã được đảm bảo.
Đối với diện tích chưa bị thiệt hại, cán bộ kỹ thuật huyện sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát ao đầm để có biện pháp bảo vệ tôm nuôi đến khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ