Tin thủy sản Israel cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR

Israel cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR

Tác giả Tố Uyên, ngày đăng 14/10/2024

Israel cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR

Các nhà khoa học Israel đã thành công trong việc tạo ra giống tôm càng xanh biến đổi gen với nhiều ưu điểm vượt trội nhờ ứng dụng công nghệ CRISPR.

Các nhà khoa học tại Watershed AC, Evogene Ltd và Đại học Ben-Gurion đã đạt được bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ CRISPR để cải thiện các giống tôm càng xanh. Nhờ đó, tôm có thể tăng trưởng nhanh hơn, kháng bệnh tốt hơn và thích nghi với môi trường biến đổi tốt hơn. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Israel, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển công nghệ này, nhằm tạo ra các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững.

Trong năm đầu tiên, các đối tác đã đạt được mục tiêu hợp tác. Evogene đã sử dụng công nghệ AI GeneRator để dự đoán chính xác RNA hướng dẫn tối ưu (gRNA) thông qua các tính năng mới, như bộ gen chưa chú thích và biến đổi DNA tự nhiên. Nhờ sự kết hợp giữa công nghệ AI và CRISPR, các nhà khoa học đã tạo ra những con tôm càng xanh biến đổi gen đầu tiên, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu về động vật giáp xác. Thành công này mở ra nhiều triển vọng mới cho việc ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi trồng thủy sản.

Trong năm thứ hai, mục tiêu trọng tâm của sự hợp tác là mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ CRISPR cho tôm càng xanh, đồng thời mở rộng khả năng áp dụng sang các loài giáp xác khác như tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm càng đỏ đầm lầy (Procambarus clarkii).


Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ… Dấu ấn khoa học công nghệ vào thành tựu ngành thủy sản Dấu ấn khoa học công nghệ vào thành…