Nuôi gà Khả năng tiêu hóa Phốt pho ở gà thịt phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn

Khả năng tiêu hóa Phốt pho ở gà thịt phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn

Tác giả Ecovet Team (biên dịch), ngày đăng 21/08/2018

Khả năng tiêu hóa Phốt pho ở gà thịt phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn

Theo nghiên cứu từ Đại học Massey ở New Zealand, tỷ lệ tiêu hóa phospho ở hồi tràng không phải lúc nào cũng tương ứng với hàm lượng phospho trong nguyên liệu.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Massey tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ tiêu hóa phospho (P) thực tế ở hồi tràng gà thịt sử dụng các nguyên liệu lúa mì, lúa miến, khô dầu đậu tương, và DDGS. Bốn khẩu phần bán tinh khiết được xây dựng từ từng nguyên liệu (lúa mì và lúa miến: 236.5, 473, 709.5, và 946 g/kg; khô dầu đậu tương và DDGS: 135, 270, 405, và 540 g/kg) có chứa hàm lượng nonphytate P theo từng mức. Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, cứ mỗi 16 chuồng phân thành 4 mức trọng lượng (mỗi chuồng 5 con). Tổng cộng có 320 gà thịt 21 ngày tuổi (giống Ross 308) được xếp vào 16 khẩu phần thí nghiệm, mỗi khẩu phần lặp lại 4 lần. Hệ số tiêu hóa P ở hồi tràng được xác định bằng phương pháp chỉ số và hệ số tiêu hóa P thực tế được xác định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.

Hiệu quả phụ thuộc vào nguyên liệu

Kết quả cho thấy hệ số tiêu hóa P ở hồi tràng đối với khẩu phần lúa mì không bị ảnh hưởng (P> 0.05) mặc dù tăng hàm lượng phospho trong khẩu phần, trong khi đó hệ số tiêu hóa của các khẩu phần lúa miến, bã nành, và DDGS khác nhau khi hàm lương P trong khẩu phần khác nhau (P < 0.05). Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của P trên gà ăn khẩu phần bã nành và  DDGS tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng P có trong khẩu phần (P <0.001). Hệ số tiêu hóa P thực tế ở hồi tràng đối với lúa mì, lúa miến, bã nành, và DDGS lần lượt là 0.464, 0.331, 0.798, và 0.727. P nội sinh hao hụt ở hồi tràng của gà ăn khẩu phần lúa mì, bã nành, và  DDGS lần lượt là 0.080, 0.609, và 0.418 g/kg DMI. Ở gà ăn khẩu phần lúa miến, P nội sinh hao hụt là -0.087 g/kg DMI. Hàm lượng P tiêu hóa thực ở khẩu phần lúa mì, lúa miến, bã nành, và  DDGS lần lượt là 1.49, 0.78, 5.16 và 5.94 g/kg. Hàm lượng nonphytate P tương ứng trong lúa mì, lúa miến, bã nành, và  DDGS là 1.11, 0.55, 2.15, và 4.36 g/kg.

Những khác biệt giữa hàm lượng P được tiêu hóa và hàm lượng nonphytate P phần nào đó đã cho ta thấy sự đánh giá quá cao khả năng tiêu hóa P trong điều kiện thiếu canxi được sử dụng trong phương pháp hồi quy.

Nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Journal of Animal Sciences số ra tháng mười hai


Chăn nuôi gà thịt không kháng sinh, những việc nên và không nên Chăn nuôi gà thịt không kháng sinh, những… Quản lý phân gà Quản lý phân gà