Khâm phục ý chí làm giàu của đôi vợ chồng khởi nghiệp từ 5 ha đất hoang
Đến thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hỏi vợ chồng anh Nguyễn Trưng Vương, chị Lê Thị Tiêu, ai cũng biết và nhắc tới với sự khâm phục.
Anh Vương và cán bộ xã bên trang trại của mình
Đây là đôi vợ chồng trẻ điển hình trong phát triển kinh tế trang trại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Thực hiện mở mang diện tích đất trống, đồi núi trọc, vợ chồng anh đã cùng một chí hướng, mạnh dạn biến vùng đất hoang hóa thành một khu trai trại tổng hợp bền vững.
Sớm biết được những tiềm năng sẵn có của địa phương, vùng đất đỏ bazan màu mỡ, ban đầu vợ chồng anh khai hoang 5 ha đất hoang để khởi nghiệp. Nhờ chắt chiu từng đồng vốn nhỏ, anh chị đã trồng cây ngắn ngày sớm thu hoạch và phát triển đàn gia súc, gia cầm để lấy ngắn nuôi dài. Tận dụng diện tích ao hồ mặt nước sẵn có, anh đã khoanh vùng thả các loại cá truyền thống như trắm, trê, mè…
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Vương tâm sự: "Nhớ lại thời gian đầu khi bắt tay vào thực hiện vợ chồng tôi gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ít. Đây là mô hình khá mới mẻ ở địa phương nên môi trường để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, trồng còn ít và thị trường đầu ra hạn chế.
Tuy nhiên với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, tinh thần không nản chí, không lùi bước trước khó khăn, tôi đã tự nhủ với lòng mình từ những thất bại phải rút ra được nhữn kinh nghiệm, lấy thất bại làm đòn bẩy cho thành công”.
Chính nhờ quyết tâm đó, anh đã không ngừng học hỏi, nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn, lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trên địa bàn xã, đồng thời thông qua các nguồn cung cấp thông tin anh đã học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nơi để tích luỹ và ứng dụng cho mô hình của gia đình mình.
Mô hình của anh ngày càng phát triển, mở rộng đến 12 ha, trong đó 8 ha trồng cao su. Đến nay 5 ha cao su đã đi vào thời kỳ khai thác mủ và 150 gốc tiêu, 0,5 ha dứa đã cho thu hoạch. Ngoài ra trong vườn anh trồng nhiều cây trồng ăn quả khác như xoài, chôm chôm, đặc biệt đã trồng thử 300 gốc bời lời với nguồn giống từ Gia Lai đưa về, 1.000m2 cây chè vằng, đến nay cây đã xanh tốt. Ngoài khuôn viên trang trại anh còn trồng 10ha rừng tràm.
Vợ chồng anh Vương đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường để chăn nuôi 30 con dê, 2 con trâu, 5 con bò, 5 con heo bản và các loại gia cầm như gà ta, gà lai đá, ngan, ngỗng... Để tận dụng nguồn phân thải từ chăn nuôi anh đã đầu tư xây dựng 1.000m2 ao hồ nuôi cá xung quanh khuôn viên chuồng trại.
Anh Nguyễn Trưng Vương và chị Lê Thị Nhạm cán bộ xã Cam Nghĩa
Anh Vương cho biết thêm, đối với người nông dân nuôi một loại con, trồng một loại cây thì sẽ gây gây lãng phí, không tận dụng hết thời gian rảnh rỗi, nông nhàn, lại thêm rủi ro cao do giá cả biến động. Còn phát triển kinh tế tổng hợp đa cây đa con thì các tháng trong năm đều có nguồn thu, vừa có tiền trang trải cuộc sống vừa có tiền để tái đầu tư. Tuy nhiên, theo anh Vương, phát triển đa cây, đa con có những cái khó, đó là đòi hỏi người nông dân phải dành toàn thời gian cho trang trại, ngoài ra phải siêng năng, cần cù, chịu khó bởi lúc nào cũng có việc để làm.
Chỉ tính riêng các cây trồng cho thu nhập đạt 150 triệu đồng/năm, cộng thêm nguồn thu từ chăn nuôi trên 100 triệu đồng, đó là chưa nói đến thu nhập thường xuyên từ mủ cao su... đã cho gia đình anh cuộc sống khấm khá.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ