Khó Khăn Trong Việc Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) từ năm 2009 đến nay, qua áp dụng cho thấy mô hình thật sự mang lại hiệu quả, giải quyết khoảng 90% ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, công lao động đầu tư trong chăn nuôi. Mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi gia đình gần khu dân cư.
Tuy nhiên, theo Trạm Thú y huyện Lai Vung, việc nhân rộng mô hình này đang gặp khó, do nguyên liệu sử dụng làm đệm lót là mạt cưa bị khan hiếm. Cụ thể, một chuồng chăn nuôi có diện tích khoảng 20m2 thì cần sử dụng khoảng 2 tấn mạt cưa để làm đệm lót và trong thời gian khoảng 2 năm chăn nuôi phải thay lớp mạt cưa cũ bằng lớp mạt cưa mới, trong khi lượng mạt cưa trên địa bàn huyện có hạn, không đủ để cung ứng cho nhiều hộ áp dụng mô hình và giá cũng ngày càng tăng, hiện tại khoảng 25 ngàn đồng/bao 50kg vận chuyển đến tận nhà, tăng 10 ngàn đồng/bao so trước đó.
Những khó khăn này đã làm hạn chế số hộ chăn nuôi áp dụng mô hình đệm lót sinh học. Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện Lai Vung chỉ có hơn 30 hộ áp dụng, đáng nói là 2 năm gần đây không tăng thêm hộ nào, trong khi tình hình ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo ở vùng nông thôn của huyện Lai Vung vẫn đang là vấn đề bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ