Khởi nghiệp thành công từ nuôi cá thát lát cườm
Anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi ở khu vực 5, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) khởi nghiệp thành công từ nuôi trồng thủy sản.
Anh Phạm Lâm Em bên ao cá thát lát cườm
Mấy năm đầu anh nuôi cá rô, cá lóc cho hiệu quả đáng khích lệ. Từ năm 2014 thị trường cá thát lát hút hàng, giá cả ổn định, anh chuyển sang nuôi cá thát lát cườm.
Trước khi khởi nghiệp anh đã chịu khó nghiên cứu tài liệu, sách báo, đi học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi. Kế đến là bỏ vốn đầu tư cho việc đào ao, xử lý nguồn nước bảo đảm an toàn trước khi thả nuôi.
Lúc đầu ăn thả nuôi hai ao, mỗi ao rộng 2.500m2. Sau vài đợt thu hoạch đạt hiệu quả cao, anh đã tích lũy vốn thuê thêm 4.000m2 mặt ao. Nhờ vậy mà năm 2017 anh đã thu hoạch tổng cộng trên 80 tấn cá thương phẩm, bán với giá từ 80.000 - 82.000đ/kg. Theo anh Lâm Em, chi phí nuôi cá thát lát rất lớn, bình quân muốn có một ký cá thành phẩm (bán ra 82.000đ) phải đầu tư hết 43.000đ (gồm tiền con giống, thức ăn, nhân công…). Trên trang Khuyến nông Hậu Giang, ông Lâm Hoàng Lợi, cán bộ Trạm Khuyến nông thị xã Ngã Bảy đã ghi cụ thể: Anh Lâm Em đã thu về trên 6,5 tỷ đồng. Sau khi trừ tất cả các chi phí khoảng 3 tỷ, anh còn lợi nhuận 3,5 tỷ đồng.
Hiện anh vẫn tiếp tục thả cá thát lát cườm. Hiện đàn cá đang phát triển tốt. Anh cho biết sau 8 tháng thả nuôi sẽ bắt đầu thu hoạch. Thời gian nuôi càng lâu cá càng tăng trọng và lãi sẽ cao hơn. Hiện thương lái thường thu mua loại cá có trọng lượng từ 250 - 500gr. Thị trường tiêu thụ cá thát lát cườm mạnh nhất là Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá thát lát được chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá ướp sả chiên giòn, cá thát lát rút xương, chả cá thát lát…
Cá thát lát cườm sắp thu hoạch
Anh Lâm Em chia sẻ, cá thát lát nếu mua nhằm con giống xấu rất khó chăm sóc. Từ lúc thả nuôi cho đến lúc thu hoạch tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 50%. Cũng theo anh, cá thát lát tuy dễ nuôi, mau lớn, ít nhiễm bệnh nhưng muốn đạt năng suất, chất lượng cao, người nuôi cần phải chú ý đến con giống sạch bệnh, kích cỡ đồng đều, nguồn thức ăn thật tốt (phải là thức ăn công nghiệp).
Ngoài ra, trước khi thả cá cần phải cải tạo ao thật kỹ, diệt sạch cua và cá tạp, thả nuôi với mật độ vừa phải, nếu tả với mật độ dầy cá sẽ chậm lớn và lớn không đồng đều. Bí quyết của anh, hầm sâu từ 3 - 3,5m là lý tưởng nhất, tối thiểu cũng phải 2,2m. Nếu hầm cạn, cá sẽ tăng trưởng chậm.
Theo kinh nghiệm của anh Lâm Em, mỗi ao nuôi cá thát lát cườm, anh đều thả thêm cá sặc rằn vì loại cá nầy sẽ tận dụng thức ăn dư thừa để lọc sạch nguồn nước trong ao.
Nhằm nhân rộng mô hình và tăng năng suất, anh Lâm Em lúc nào cũng chịu khó học hỏi, đi tham quan nhiều nơi và tham dự nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật. Ngoài sản xuất kinh doanh giỏi, anh còn là một nông dân rất nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật cho nhiều người muốn vươn lên làm giàu từ con cá thát lát cườm.
Cá thát lát cườm, trọng lượng càng lớn càng có giá
Ông Lâm Hoàng Lợi, cán bộ Trạm Khuyến nông thị xã Ngã Bảy nhận xét, ngoài làm kinh tế giỏi, anh Lâm Em còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ khác và đóng góp nhiều cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ