Khởi nghiệp từ nuôi gà ri, thu trên 300 triệu đồng mỗi năm
Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đầu năm 2016 hai thanh niên Phùng Văn Hùng và Đào Quang Hiếu ở xóm 2 xã Lăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chung vốn khởi nghiệp với mô hình nuôi gà ri trên diện tích gần 2.000 m2.
Trong ảnh: Mô hình khởi nghiệp nuôi gà ri hàng hóa ở Lăng Thành.
Bước đầu thành lập, hai anh đầu tư 700 triệu đồng xây khu vực chăn nuôi quy mô lớn, ngay từ lứa nuôi đầu tiên, trang trại thả nuôi 2.500 con gà ri lai. Đây là giống gà mới, chất lượng thịt đảm bảo tiêu chuẩn, hiện đang được thị trường ưa chuộng.
Khu vực trang trại chăn nuôi ở xa khu dân cư và được áp dụng các biện pháp thú y, kết hợp giữa công nghiệp với phương pháp nuôi thả truyền thống nên đảm bảo môi trường, hạn chế tối đa các loại dịch bệnh. Vì thế gà nhanh lớn, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 2,5 kg. Dự kiến trong dịp Tết nguyên Đán Đinh Dậu sắp tới, trại gà này sẽ cung cấp cho thị trường trên 6 tấn gà thương phẩm, trừ chi phí sẽ cho lãi ròng khoảng 150 triệu đồng.
Phát triển trang trại chăn nuôi là một trong những hướng phát triển kinh tế phá thế độc canh cây lúa ở Yên Thành.
Còn với gia đình ông Nguyễn Hồ Bắc ở xóm 3 (Lăng Thành) phát triển trang trại tổng hợp trên 4 ha diện tích đất đồi; trong đó, quy hoạch 0,7 ha thành ao hồ thả cá, diện tích còn lại được trồng các loại cây ăn quả, xen canh là cây màu gối vụ và chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn.
Từ một hộ thuộc diện khó khăn, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội nông dân xã hỗ trợ về kiến thức khoa học kỹ thuật và vốn vay ưu đãi, đến nay, trang trại ông Bắc phát triển với quy mô bền vững, cho thu nhập cao. Hiện trang trại có từ 20 – 30 con trâu bò sinh sản và thương phẩm hàng hóa, cho thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Riêng năm 2016, gia đình ông còn đầu tư nuôi thêm 300 con gà mái đẻ trứng; 1.500 con gà thịt và ngan, ngỗng, đưa về nguồn thu nhập trên 300 triệu đồng.
Trên địa bàn Yên Thành, những năm gần đây, nông dân đầu tư nhiều mô hình trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả để phá thế độc canh cây lúa, đem lại giá trị kinh tế cao. Chính quyền các địa phương đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được thuê đất để xây dựng trang trại; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp chuyển giao tiến bộ KHKT, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, đồng thời liên kết với các công ty, doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con, từng bước tạo đột phá trong phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ