Không tiền khó tiến xa thay vườn cà phê
Nhạt phai thương hiệu cà phê Hướng Hóa
4.637ha cà phê (chủ yếu là cà phê chè Catimor) Hướng Hóa được trồng ở độ cao 450-550m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa một thời trở thành thương hiệu nổi tiếng ở thị trường các nước Âu-Mỹ. Để minh chứng cho điều đó, ông Nguyễn Văn Thường – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, năm 2009, Viện đã lấy mẫu hạt cà phê ở Hướng Hóa so sánh với mẫu cà phê trồng tại Lâm Đồng và cả nước bạn Lào. Kết quả, cà phê Hướng Hóa hạt rất chắc, sau khi rang xay có hương vị thơm ngon độc đáo, được bạn hàng quốc tế ưa chuộng.
Nhưng 4 năm trở lại đây, thương hiệu cà phê Hướng Hóa gần như không còn được nhắc đến trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu do 70% diện tích cà phê tuổi đời trên 15 năm đã quá già cỗi, thường nhiễm sâu bệnh nặng làm giảm năng suất, chất lượng.
Mặt khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cà phê của người dân còn hạn chế, sự biến động của thị trường cà phê thế giới, biến đổi khí hậu… ảnh hưởng tiêu cực đến cà phê Quảng Trị. Cuối năm 2015, 4.637ha cà phê Hướng Hóa năng suất chỉ còn 13,6 tạ/ha (thấp hơn 3,4 tạ/ha so với trước đây), giá bán chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg (thấp hơn 7.000-8.000 đồng so với năm 2011). Với giá thấp như vậy, nông dân không đủ tiền thuê nhân công thu hái, chưa kể tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Nhiều chủ vườn để cà phê chín rụng không thu hái, không đầu tư chăm sóc.
Ông Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Trị cho biết, hiện địa bàn có 14 nhà máy thu mua chế biến cà phê với tổng công suất thiết kế gần 100.000 tấn quả tươi/năm. Tuy nhiên, sản lượng cà phê chỉ đáp ứng khoảng 40-50% công suất nhà máy.
Việc cầu lớn hơn cung dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp, tư thương cạnh tranh không lành mạnh, thu mua cà phê xanh non về chế biến. Nông dân thu hoạch theo kiểu tuốt cả cành, sau đó ngâm cà phê vào nước để tăng trọng lượng… Những việc làm trên dẫn đến cà phê Hướng Hóa mất thương hiệu, nông dân khốn đốn, doanh nghiệp không bán được sản phẩm cũng điêu đứng. Năm 2012, gần 90% doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn thua lỗ nặng, thậm chí ngừng hoạt động.
120 tỷ đồng để tái canh cà phê
Hướng Hóa phấn đấu giai đoạn 2016-2020 sẽ tái canh 1.500ha cây cà phê, định hướng đến năm 2025 tái canh được 2.500ha, mỗi năm tái canh từ 200-300ha theo dạng cuốn chiếu. Đến nay, huyện có khoảng 8.620 hộ nông dân trồng cà phê, trong đó hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50%, hầu hết là hộ nghèo, sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ 1ha. Nguồn đầu tư trồng cà phê chủ yếu là vốn tự có hoặc vay qua các kênh ngân hàng với số vốn hạn hẹp.
Để tái canh cà phê trước tiên Quảng Trị cần rà soát quy hoạch, xây dựng đề án phù hợp từ khâu tái canh, sản xuất đến tiêu thụ. Đặc biệt, tỉnh cần thành lập ban chỉ đạo tái canh cà phê để hướng dẫn nông dân sản xuất, kinh doanh... Việc tái canh phải dựa vào sự tự nguyện của người dân”.
Ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT)
Để hỗ trợ người dân, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, liên tục 4 năm trở lại đây giá cà phê xuống thấp khiến đời sống nông dân gặp khó khăn. Trong khi đó, để tái canh 1.500 ha cà phê cần 120 tỷ đồng (80 triệu đồng/ha) là điều quá sức đối với hầu hết nông dân nghèo.
“Trước đây, khí hậu ở Hướng Hóa ôn hòa, nhiệt độ trung bình 22-23 độ C nhưng nay có lúc lên tới 36 độ C. Vì vậy, song song với tái canh là thay đổi tập quán canh tác của nông dân mới mong cà phê Hướng Hóa phát triển tốt, lấy lại vị thế trên thị trường” – ông Trần Thiềm - Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Trị nói.
Ông Trần Thanh Hiền cho rằng, Quảng Trị cần chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê sớm được vay vốn, khoanh nợ, giãn nợ để nâng cao công nghệ chế biến, đảm bảo tài chính thu mua hết sản lượng cà phê hàng năm cho dân, đồng thời phải có chế tài quy định để ngăn chặn tình trạng thu mua, chế biến cà phê kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ