Kĩ thuật ương tôm he Nhật Bản - Phần 2
6. Quản lý chất lượng nước
Siphon đáy: Tắt khí, dùng ống siphon hút nền đáy bể, loại bỏ cặn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác ấu trùng chết.
Thay nước: Rút nước đến mức cần thay sau đó cấp nước mới có cùng điều kiện thủy lý, hóa và nhiệt độ.
7. Phòng bệnh
Các khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, thức ăn, quá trình vận hành, chăm sóc là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất, giúp ấu trùng phát triển có khả năng kháng được bệnh.
Ngoài ra còn sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.
8. Thu hoạch
Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt tôm trong bể chứa.
Xác định số lượng bằng đong hoặc so màu.
9. Vận chuyển tôm giống
Đóng vào túi nilon có chứa nước biển và oxy.
Mật độ vận chuyển thông thường: 500 – 800PL/l (với thời gian < 10 giờ) và 300 – 500 PL/l (> 10 giờ).
Giữ nhiệt độ vận chuyển khoảng 22 – 24 độ C.
Nên dùng các phương tiện có thiết bị điều hòa để vận chuyển
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ