Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS
Bộ Nông nghiệp Thái Lan khởi động chiến dịch “Ngăn chặn Hội chứng tôm chết sớm (EMS)”.
Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.
Cơ quan quản lý ngành nông nghiệp tỉnh Chonburi đã tiến hành kiểm tra các trại nuôi tại Pattaya và Plutaluang trong chiến dịch mang tên “Ngăn chặn dịch bệnh EMS” trên toàn quốc.
Các trại nuôi tôm ở 10 tỉnh của Thái Lan đã được kiểm tra. Ngành nông nghiệp nước này đang áp dụng các tiêu chuẩn mới về điều kiện vệ sinh hệ thống khí và giếng nước và nguồn con giống không bị nhiễm EMS. Kết quả thanh tra vẫn chưa được công bố.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguyên nhân gây nên Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là do các vi khuẩn lây truyền qua đường miệng, tập trung ở đường ruột của tôm và sản sinh ra độc tố phá hủy các mô và gây rối loạn chức năng các cơ quan tiêu hóa như gan, tụy. Loại vi khuẩn này không ảnh hưởng đến con người.
Nhóm nghiên cứu cho biết mầm bệnh EMS/AHPNS là một chủng khác lạ của vi khuẩn khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus, do thực khuẩn thể truyền bệnh làm sản sinh một loại độc tố mạnh. Hiện tượng này cũng tương tự như dịch tả ở người, khi các thực khuẩn thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio cholerae sản sinh độc tố gây nên triệu chứng tiêu chảy đe dọa đến tính mạng ở người.
EMS được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009, sau đó lan sang Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, gây tổn thất lên đến hơn 1 tỷ USD (767,6 triệu euro) mỗi năm. Dịch bệnh EMS thường bùng phát trong vòng 30 ngày sau khi thả giống. Tỷ lệ tôm chết có thể vượt quá 70%.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ