Kiểu cách và kích thước chuồng thỏ
Trong đời sống hoang dã bên ngoài, thỏ rừng đào hang để sống. Hang thỏ không sâu vào lòng đất, nhưng ăn luồn một đoạn khá dài dưới tầng đất mặt. Đường vào hang chi hẹp vừa vặn cho mình thỏ chui vào, thế nhưng cuối hang chúng lại đào rộng ra để làm nơi trốn tránh kẻo thù và lót ổ nuôi con. Cũng từ chỗ cuối hang này con nào cũng khôn ngoan đào thêm hai ngạch phụ để thoát thân khi bị kẻ thù vào truy đuổi.
Riêng thỏ nhà, kể cả các nuôi công nghiệp, xưa nay ai cũng nuôi nhốt chúng trong chuồng, như vậy mới giữ được chúng ở yên một chỗ. Thỏ công nghiệp do đã được thuần hoá nhiều đời nên rất dạn người và di chuyển chậm chạp, coi ngăn chuồng chật hẹp là nơi trú ngụ an toàn và lý tưởng nhất đối với chúng, nên không con nào tính chuyện đào thoát ra ngoài như giống thỏ rừng mới bắt về nuôi.
Chuồng thỏ được đóng theo kiểu hình hộp chữ nhật, nhìn cũng na ná như kiểu chuồng nuôi gà vịt vậy. Có điều khác là chuồng thỏ phải có chân cao (hoặc phải kê lên cao) cách mặt nền khoảng 70cm, hay 80cm để dễ quét dọn, xịt rửa chuồng trại, vì chất thải của thỏ và tất cả thứ cỏ lá chúng ăn thừa manh mún vương vãi khá nhiều xuống máng, xuống nền sau mỗi bữa ăn.
Bộ khung chuồng có thể đóng bằng các thanh gỗ, thậm chí bằng các thanh tre cật, nhưng tốt nhất là hàn bằng sắt. Vách chuồng có thể ghép bằng ván, bằng các thanh tre trừ mặt tiền chuồng nên căng lưới kẽm để dễ quan sát mọi sinh hoạt của vật nuôi bên trong. Mặt đáy chuồng cũng nên đóng lưới kẽm mắt nhỏ để chất thải của thỏ lọt hết cả xuống máng phân hay nền chuồng.
Nói thì như vậy, chứ nuôi thỏ công nghiệp cả trăm ngàn con. Để tạo sự bền chắc và hợp vệ sinh, nơi nào cũng nên đóng chuồng bằng khung sắt và cả sáu mặt vách chuồng đều phủ kín lưới kẽm mắt nhỏ (1 cm2) và sơn cho khỏi sét. Kiểu chuồng như vậy rất thông thoáng, hợp với cách sống của thỏ.
Cửa chuồng nên trổ trên nóc chuồng. Cửa cần đủ rộng để khi bắt thỏ ra vào được dễ dàng. Dù vách chuồng làm bằng chất liệu gì thì nắp chuồng cần được chốt kỹ để ngăn chặn mọi kẻ thù của thỏ không thể xâm nhập vào bên trong.
Chuồng thỏ có thể đóng thành hai tầng hoặc ba tầng (tiếng Anh gọi là ‘battery cage’). Dưới mỗi tầng chuồng phía trên nên có máng hứng phân và nước tiểu của thỏ (nên dùng loại tôn nhựa vừa nhẹ vừa bền vì không rỉ sét), sao cho thỏ ở tầng dưới lúc nào cũng được sống sạch sẻ mới tốt.
II. Kích thước chuồng thỏ đực giống
Thỏ đực giống dưới ba tháng tuổi có thể nuôi tập thể vài ba con đến cả chục con trong một ngăn chuồng để chúng tranh nhau ăn cho mau lớn. Nhưng vào tuổi bắt đầu động dục thì mỗi con phải nuôi trong một ngăn chuồng riêng, như vậy chúng mới sung sức.
Chuồng thỏ đực ngoài việc phải đóng cho chắc chắn, còn phải đủ rộng. Mục đích không phải cần đủ chổ dành riêng cho nó ở mà còn làm nơi nó phối giống nữa. Các bạn hẳn đã biết, khi thỏ cái động dục, ta phải dời thỏ cái sang chuồng thỏ đực thì việc truyền giống mới đem lại kết quả tốt. Chúng cần có chỗ đủ rộng để rượt đuổi rồi vui đùa với nhau một hồi, sau đó mới phối giống. Vì vậy, nếu gặp ngăn chuồng thỏ đực quá chật chội sẽ gây trở ngại cho việc phối giống này. Vì vậy, kích thước chuồng thỏ đực giống cần có bề rộng 1m, bề sâu 70cm, và chiều cao ngăn chuồng khoảng 50cm hoặc hơn.
III. Kích thước chuồng thỏ cái giống
Thỏ cái dưới ba tháng tuổi có thể nuôi chung chuồng với nhiều thỏ cái cùng lứa khác. Nhưng, khi đến tuổi trưởng thành, mỗi thỏ cái phải được nuôi vào một ngăn chuồng riêng để tiện chăm sóc.
Chuồng thỏ cái cũng cần có diện tích rộng rãi bằng chuồng nuôi thỏ đực giống mới thích hợp với cách sinh hoạt của nó.
Trong thời gian thai nghén, với ngăn chuồng như vậy trông có vẻ khá rộng rãi với nó. Tuy nhiên, đến gần ngày sinh để thì cái ổ đẻ đã được chủ nuôi đặt vào choán hết một góc chuồng. Rồi lứa thỏ con theo tháng ngày mà lớn lên, chúng cần có “sân chơi” rộng rãi để nô đùa chạy nhảy, cho nên lúc này diện tích chuồng tưởng rộng lại hoá thành hẹp.
IV. Kích thước chuồng nuôi thỏ con
Thỏ con là lứa thỏ vừa lẻ mẹ cho đến lúc được hai ba tháng tuổi. Loại thỏ này cần được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt và cũng phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ từng con một xem có gì khác thường không. Vì nếu “nuôi không khéo”, tỷ lệ hao hụt thỏ con cao gấp nhiều lần so với thỏ trưởng thành.
Thỏ con được nuôi tập thể, mỗi ngăn chuồng từ vài ba mươi con trở lên, và tất nhiên chúng cùng có lứa tuổi như nhau.
Tuỳ theo số lượng thỏ con cần nuôi nhiều hay ít mà diện tích ngăn chuồng nuôi chúng cần đóng rộng hay hẹp. Trung bình một mét vuông nền chuồng có thể nuôi mười thỏ con mới lẻ mẹ, hoặc năm sáu thỏ ba tháng tuổi.
Chuồng nuôi thỏ con cần rộng chứ không cần cao (cao khoảng 40 cm là vừa). Nói chung, kiểu chuồng và vật liệu đóng chuồng thỏ con cũng giống như chuồng nuôi các lứa thỏ khác.
V. Kích thước chuồng nuôi thỏ thịt
Thỏ thịt thường có hai loại. Một loại từ thỏ lẻ mẹ không đạt chuẩn để giống nên dạt ra nuôi thịt. Loại này chỉ cần nuôi thêm từ hai đến ba tháng nữa là có thể xuất chuồng. Một loại nữa gồm thỏ đực giống già hoặc khả năng phối giống kém, cùng thỏ cái già hoặc sinh sản không ra gì nên loại thải sớm.
Thỏ không còn khả năng sinh sản được loại thải ra vỗ béo trong một hai tháng rồi bán thịt.
Thỏ thịt nuôi chung vài ba con trong một ngăn chuồng để chúng tranh nhau ăn cho mau mập. Vì hạn chế sự vận động của thỏ thịt nên chuồng nuôi chúng không cần quá rộng, chỉ cốt sao cho vừa đủ chỗ cho chúng xoay xở thoải mái mà thôi. Vì vậy, nếu chuồng rộng có thể ngăn ra thành nhiều ngăn để nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ