Nuôi bò Kinh Nghiệm Chương Trình Bò Sữa

Kinh Nghiệm Chương Trình Bò Sữa

Publish date Wednesday. January 5th, 2011

Kinh Nghiệm Chương Trình Bò Sữa

Kinh nghiệm của TP HCM về chương trình bò sữa

Đến nay đàn bò sữa của TP HCM đã có 40.000 con, trong đó có 20.368 con cho sữa với sản lượng 91.000 T/năm, chiếm hơn 50% đàn bò sữa của cả nước. Không kể số 1000 con mới được nhập từ Úc thì đàn bò sữa của TP được đánh giá là khá với mức độ tăng trưởng đàn tới 17%/năm và mang lại lợi nhuận từ 25-30%/năm cho người nuôi.

Có được những thành quả khả quan bước đầu như vậy nhờ TP hội được một số điều kiện thuận lợi mà trước hết là TP có được một đàn bò nền lai sind rất khá. Chương trình sind hóa đàn bò từng được triển khai trước giải phóng và được tiếp nối sau giải phóng. Do không có điều kiện chăn thả tự nhiên rộng rãi nên đàn bò lai sind ngày một nhiều lên mà không bị "tái cóc hóa" giống như các địa phương chăn thả đàn lớn. Chính đàn bò lai sind này là tiền đề quyết định cho việc hình thành phong trào nuôi bò sữa tự phát trong dân từ 15 năm trước.

Khác với các địa phương khác, chương trình bò sữa ở TP được hình thành trên nền phong trào nuôi tự phát với tổng đàn đã lên tới gần 15.000 con, nhiều hộ nông dân đã có đàn với qui mô từ 5 -10 con. Việc nuôi tự phát, thiếu kỹ thuật đã làm cho hiệu quả của người nuôi ngày một giảm và chính bản thân người nuôi mong muốn nhà nước trợ giúp họ về kỹ thuật, tiêu thụ sữa và ngành Nông nghiệp đã nhảy vào cuộc đúng thời điểm.

Ngoài ra TP cũng còn một số thuận lợi khác như gần các cơ quan nghiên cứu khoa học, gần nơi tiêu thụ sữa và nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn và gần nhà máy bia, nơi cung cấp một lượng lớn phụ phẩm cho bò sữa

Một số kinh nghiệm được rút ra từ chương trình bò sữa là:

Định hướng và mục tiêu của chương trình.

Mặc dù có nhiều ý kiến, nhiều lúc trái ngược nhau nhưng lãnh đạo ngành Nông nghiệp TP vẫn kiên định cho rằng trên địa bàn ngoại thành, bò sữa là vật nuôi có hiệu quả, có tác động lớn đến sự phát triển, đồng thời cũng nhận định rằng nguồn lực đầu tư của dân là rất lớn. Trên cơ sở khảo sát thực tế, chương trình bò sữa của TP HCM ra đời với mục tiêu giúp cho hộ nuôi bò khai thác sữa hàng hóa với giá thành hợp lý nhất để tăng lợi nhuận/1 kg sữa, đồng thời tìm cơ hội để họ tăng thêm lợi nhuận bằng việc cung cấp giống cho hộ gia đình khác, địa phương khác.

Để đạt được mục tiêu trên chương trình có phương châm đàn bò sữa phải được đầu tư bằng chính nội lực của dân, hộ nông dân là chủ đầu tư và khai thác, Nhà nước không cấp phát, nhưng có chính sách hỗ trợ họ.

Hỗ trợ của Nhà nước

Ngân sách Nhà nước đã chi để giữ đàn giống gốc (qua Cty bò sữa TP HCM) và các dịch vụ hỗ trợ khoảng 600 – 700 triệu/năm.

Chi cho hoạt động khuyến nông: Khoảng 600 -700 triệu/năm.

Tiêm phòng miễn phí 2 bệnh SMD và tụ huyết trùng khoảng 200 triệu/năm

Chi nghiên cứu khoa học và chuyển giao, khoảng 200 triệu/năm.

Tổ chức hội chợ giống bò sữa, hội thi bò sữa tốt nhất, tôn vinh những hộ gia đình nuôi giỏi, hiệu quả cao

Tổ chức các hình thức để gắn kết 5 nhà : Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Ngân hàng, đặc biệt là bộ ba Doanh nghiệp – Nhà nông và Ngân hàng.

Quản lý giống phải là công tác xuyên suốt

Đến nay ngành NN TP HCM đã lập hồ sơ quản lý cá thể cho 23.094 con bò sữa trên địa bàn. Việc bấm số tai và lập được hồ sơ cá thể và quản lý chúng theo phần mềm máy tính chuyên cho bò sữa không những đã giúp nhiều lợi ích cho người nuôi và nhà quản lý mà còn là một minh chứng cho sự tin tưởng của đông đảo hộ gia đình nuôi bò với kỹ thuật mới. Tuy nhiên để có được sự tin tưởng đó, ngành NN cũng đã phải qua một thời gian vận động kiên trì mà trước hết là phải cho họ thấy lợi ích của công việc. Trước đây họ thường sợ Nhà nước quản lý rồi đánh thuế, thu mua giống nhưng rồi dần dần họ thấy với những con bò được quản lý và cả bê của chúng thì bán cao giá hơn vậy là họ nghe ra.

Quản lý giống cũng cần đặt vấn đề quản lý đội ngũ dẫn tinh. Công tác dẫn tinh phối giống ở TP hiện nay chủ yếu do tư nhân đảm nhận với đội ngũ lên đến hàng trăm người, lợi ích do đội ngũ này mang lại cũng lớn nhưng tác hại do việc chạy theo lợi nhuận cũng lắm. TP HCM hiện cũng chưa có giải pháp tốt để hạn chế tiêu cực ngoài việc nâng cao kiến thức cho hộ nuôi bò và tuyên truyền, giáo dục các dẫn tinh viên để họ tự nâng cao đạo đức nghề nghiệp.


Ủ Rơm Làm Thức Ăn Cho Trâu, Bò Ủ Rơm Làm Thức Ăn Cho Trâu, Bò Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa