Mô hình kinh tế Kinh nghiệm kiếm tiền tỷ của nông dân Lâm Đồng

Kinh nghiệm kiếm tiền tỷ của nông dân Lâm Đồng

Tác giả Hà Giang, ngày đăng 12/08/2017

Kinh nghiệm kiếm tiền tỷ của nông dân Lâm Đồng

Chế 15 máy nông cơ, mạnh dạn trồng mâm xôi châu Âu, học người Nhật cách làm hồng sấy... mang tiền tỷ về cho nông dân Lâm Đồng.

Ông Quân hướng dẫn khách hái mâm xôi tại vườn. Ảnh: Bizmedia

Ngoài thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp, Lâm Đồng còn có nhiều gương nông dân giỏi sáng tạo, làm giàu chân chính.

Sáng chế 15 cỗ máy nông cơ

Huyện Đơn Dương có diện tích chuyên canh hoa màu lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, với 80% hộ theo nghề trồng trọt. Nắm bắt nhu cầu của nông dân trên địa bàn, ông Nguyễn Hồng Chương đã sáng chế ra 15 cỗ máy phục vụ nông nghiệp.

Máy gieo hạt vào khay xốp đầu tiên ra đời năm 2004. Sau ba năm cải tiến, thiết bị có thể thay thế sức 8-12 nhân công, tiết kiệm 70-80 triệu đồng chi phí thuê người mỗi năm cho các chủ vườn.

Ngoài ra, ông còn chế tạo thành công máy dồn đất vào vỉ xốp thay thế 6-8 lao động; dây chuyền đóng đất vào chậu trồng hoa; vòi phun thuốc trừ sâu; máy xay đất mùn; gieo hạt chân không; rửa và đánh bóng cà chua… Khoảng 250 chiếc máy đang được nông dân sử dụng để tăng năng suất lao động.

Nhà vườn dùng chiếc máy gieo hạt của ông Chương. Ảnh: Bizmedia

Mạnh dạn trồng mâm xôi sạch

Huyện Đức Trọng là một trong những địa phương đầu tiên trồng thành công quả mâm xôi (phúc bồn tử) xuất xứ châu Âu. Sau nhiều năm mày mò tìm hiểu, thầy giáo Huỳnh Trung Quân đã làm chủ được giống cây khó trồng.

Ông cùng ba hộ dân khác liên kết trồng 3,2ha mâm xôi an toàn trong nhà kính. Mỗi năm cung cấp khoảng 60 tấn quả tươi cho thị trường, mang về thu nhập cho hơn 30 lao động địa phương.

Học người Nhật cách làm hồng sấy

Vào mùa thu hoạch, hồng chín rộ nhanh nhũn, sản lượng lại quá lớn khiến đầu ra gặp khó khăn. Ông Trần Phú Lộc (TP Đà Lạt) tìm hướng thoát mới cho loại trái này bằng cách học người Nhật làm hồng sấy.

Ông nhập hồng tươi từ huyện Đơn Dương với giá ổn định 15.000-20.000 đồng mỗi kg cho bà con. Sau quá trình chế biến, bán được 350.000-400.000 đồng mỗi kg hồng khô. Dịp Tết Đinh Dậu, sản lượng của cơ sở cung không đủ cầu, cho thấy tiềm năng của mặt hàng này còn rộng mở.

Thử trồng dưa hấu tí hon Nam Mỹ

Dưa hấu Pepino còn gọi là dưa Nam Mỹ, dưa hấu tí hon. Ảnh: Bizmedia

Dưa hấu pepino được kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Định thử nghiệm thành công tại Lâm Đồng. Ông Nguyễn Văn Út (huyện Lạc Dương) là một trong những nông dân đầu tiên nhanh nhạy trồng giống dưa này trên năm sào đất năm 2016.

Dưa pepino quả nhỏ, vỏ mỏng, mùi thơm, vị thanh mát nên nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, giá bán 45.000-50.000 đồng mỗi kg. Ông Út mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà kính, tưới phun sương và nhỏ giọt giúp cây sinh trưởng tốt. Khu vườn cho sản lượng khoảng 250 tấn, doanh thu 11 tỷ đồng mỗi năm.

Trồng dâu tây NewZealand thủy canh

Huyện Lạc Dương có nhiều vườn dâu tây mở cửa đón khách du lịch bốn mùa. Khu vườn của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Trúc đặc biệt hơn cả nhờ giống dâu tây Newzealand quả to và thơm. Thay vì trồng thổ canh truyền thống hoặc trên giá thể, ông Trúc chọn phương pháp thủy canh để quả dâu ngon, sạch.

Hiện khu vườn 4.000m2 của ông cung cấp khoảng 30 tấn dâu tây cho thị trường mỗi năm. Giá bán cao 200.000-250.000 đồng mang về cho ông doanh thu 5 tỷ đồng mỗi năm.


Khởi nghiệp từ đông trùng hạ thảo thu nửa tỷ đồng/năm Khởi nghiệp từ đông trùng hạ thảo thu… Thu 20 tỷ đồng nhờ bỏ phố lên rừng trồng sầu riêng Thu 20 tỷ đồng nhờ bỏ phố lên…