Mô hình kinh tế Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Ngày đăng 29/05/2014

Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Ở Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Tái canh cà phê là một biện pháp đúng đắn, nhằm thay thế giống cà phê cũ, đã bị thoái hóa, bằng giống cà phê mới cao sản cho năng suất, chất lượng cao. Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, nhiều địa phương đã tiến hành tái canh cà phê với nhiều cách làm khác nhau.

Tại huyện Bảo Lâm, với sự chỉ đạo của UBND huyện, sự hỗ trợ, hướng dẫn của Phòng NN-PTNT, việc tái canh cà phê đã diễn ra từ nhiều năm trước và đạt được kết quả khả quan, với diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo lên đến trên 13.103ha.

Ông Đậu Văn Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm cho biết: diện tích tái canh cà phê ở huyện Bảo Lâm đã rút ngắn được thời gian cho thu hoạch.

Nếu tái canh bằng cách chặt bỏ toàn bộ, cuốc hố trồng mới, thì sau hai năm giống cà phê mới cao sản mới bắt đầu cho thu hoạch, nhưng nếu ghép cành thì chỉ một năm sau, vườn cà phê tái canh đã có thể cho thu hoạch, với lại trong thời gian chờ đợi cà phê ghép cho thu hoạch, vẫn tận thu được một ít sản lượng từ những cành phát triển tốt của cây cà phê mẹ còn giữ lại.

Điều đáng nói nữa là, hầu hết các vườn cà phê tái canh theo phương pháp nói trên trên địa bàn huyện Bảo Lâm đều phát triển tốt, cho năng suất rất cao, bình quân đạt trên dưới 27 tạ cà phê nhân/ha, cao hơn nhiều so với cà phê giống cũ trước khi tái canh.

Từ kinh nghiệm của nông dân Bảo Lâm trong tái canh cà phê, nông dân ở các địa phương khác cũng học hỏi làm theo và đạt được kết quả khả quan.


Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân Sùng Trắng Phát Sinh Và Gây Hại Trên Nhiều Loại Cây Trồng Sùng Trắng Phát Sinh Và Gây Hại Trên…