Kinh nghiệm về phòng bệnh cho tôm của nông dân
Ao nhỏ hiệu quả cao
Ông Trịnh Hoàng Trấn, ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, cho rằng, diện tích ao nuôi nhỏ người nuôi tôm dễ dàng quản lý các yếu tố môi trường nước, cũng như khâu cho ăn, chăm sóc và tôm nuôi sẽ phát triển đồng đều hơn. Gia đình ông Trịnh Hoàng Trấn hiện có 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp với diện tích chỉ 1.500 m2. Vụ vừa rồi ông thả thưa, với mật độ 50 con/m2, tôm phát triển rất nhanh, chỉ sau hơn 2 tháng chăm sóc, tôm đạt trọng lượng trung bình từ 50-60 con/kg, lên hầm xuất bán được hơn 1 tấn, trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Trong khi đó, nhiều hộ thả tôm nuôi cùng thời điểm với ông, diện tích ao nuôi lớn hơn, mật độ tôm thả nuôi cũng nhiều hơn, hiệu quả mang lại không cao.
Ông Dương Văn Khắp, Trưởng ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, cho biết, trước đây trên địa bàn ấp có rất nhiều hộ đào ao nuôi tôm công nghiệp với diện tích khá lớn, nhưng sau nhiều vụ nuôi thấy không hiệu quả, phải thuê cơ giới ngăn lại thành 2 hoặc 3 ao để nuôi.
Trị bệnh tôm bằng thảo dược
Cùng với việc thiết kế ao đầm nhỏ để nuôi tôm, nhiều hộ trên địa bàn huyện Cái Nước còn nghĩ ra cách dùng một số thảo dược chữa bệnh gan cho người để phòng bệnh gan tuỵ cho tôm nuôi. Ông Trịnh Hoàng Trấn cho biết: “Tôi được anh em nuôi tôm công nghiệp chia sẻ kinh nghiệm dùng lá mật gấu và cây chó đẻ, đun sôi lấy nước trộn vào thức ăn cho tôm ăn định kỳ, sẽ phòng được bệnh gan tuỵ cho tôm nuôi.
Thấy vậy, tôi làm theo và 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp vừa qua, tôm tôi không xảy ra bất kỳ loại bệnh nào và cho năng suất khá cao. Thấy vậy tôi truyền lại cho anh em nuôi tôm công nghiệp trong xóm làm theo và cũng mang lại kết quả hết sức khả quan”.
Anh Nguyễn Minh Vương, ấp Thị Tường B, xã Hoà Mỹ, ngoài sử dụng một số thảo dược phòng bệnh gan tuỵ cho tôm nuôi, còn dùng trái cao kiểng và lá mù u cho vào nồi đun sôi lấy nước trộn vào thức ăn cho tôm ăn để trị bệnh đường ruột cho tôm, trong đó có bệnh phân trắng.
Trao đổi về việc sử dụng một số loại thảo dược có trong tự nhiên để phòng bệnh cho tôm nuôi, Kỹ sư Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho rằng, trên tôm thẻ chân trắng thường xảy ra bệnh gan tuỵ, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp sử dụng một số thảo dược để phòng bệnh cho tôm nuôi. Ðây là kinh nghiệm dân gian, về gốc độ ngành chuyên môn cũng chưa có kết quả nghiên cứu. Nhưng nếu xét thấy có hiệu quả phòng được bệnh trên tôm nuôi thì bà con cứ sử dụng
Tags: phong benh tom, dich benh tom, thuoc thuy san, nuoi tom, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ