Nuôi chim trĩ Kỹ thuật chăm sóc chim trĩ bóc trứng - Phần 2

Kỹ thuật chăm sóc chim trĩ bóc trứng - Phần 2

Tác giả HTV, ngày đăng 02/08/2016

Kỹ thuật chăm sóc chim trĩ bóc trứng - Phần 2

4. Phải giữ môi trường không khí sạch và tránh tiếp xúc với khuẩn lạ:  Khuẩn lạ thường đi theo khách xem chim, từ những vật nuôi gia cầm xung quanh, hoặc từ chim tự nhiên bay tới...

Do vậy, cần hạn chế tối đa người ra và xem chim non, với người chăm sóc chim non cần cắt cử 01 người chuyên biệt và phải có trang phục riêng mỗi khi vào chăm chim non, không để người chăm chim ở chuồng khác vào khu vực úm chim non,...

5. Làm thuốc phòng đúng lịch và đúng cách: Việc làm thuốc đúng lịch cho chim là rất cần thiết.

Tuy nhiên, chỉ làm làm thuốc phòng khi chim khỏe mạnh và nhanh nhẹn thì mới có tác dụng và hiệu quả, ngược lại nếu không chim sẽ chết sau khi làm thuốc.

Nếu tình trạng sức khỏe của chim không tốt cần tìm cách cải thiện sức khỏe cho chim, hoặc những con chim có bệnh cần chữa bệnh cho chim trước rồi làm thuôc phòng dịch.

Trong trường hợp nguy cấp cần kết hợp vừa chữa bệnh và phòng dịch.

Cần tham khảo thêm từ các Bác sỹ thú y có kinh nghiệp về gia cầm tại địa phương.

6. Hạn chế vận chuyển, di chuyển chim non từ 2 ngày đến 30 ngày tuổi, đặc biệt là tránh mang chim ở giai đoạn này đi quá xa: Việc vận chuyển chim non đi xa chỉ nên làm đối với chim mới bóc trứng (kỹ thuật khá phức tạp, chỉ những người chuyên chim con gà con mới giảm thiểu được chết và hao hụt khi vận chuyển đi xa đối với chim bóc trứng), còn nếu chim con đã cho ăn và cho uống không nên vận chuyển vì chim sẽ bị sóc bụng và ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Với chim sau 1 tháng tuổi trước khi chuyển phải cho uống thuốc trước khi đem đi, sau khi về tới trại mới cũng cần bộ trợ thêm thuốc để chim không bị ngã nước hoặc sinh bệnh.

7. Tách riêng và phần chia dàn: Những con nhiễm bệnh nhốt riêng để tránh lây lan từ những con bị bệnh san con không bị, và nới rộng lồng úm hoặc tách đàm theo thời gian chim lớn dần để tránh mổ nhau, cắn nhau.

Đồng thời những con bị bệnh cần xác định các bệnh và điều trị kịp thời.

Chúng tôi tiếp tục mong nhận được những thông tin góp ý chia sẻ để ngành chăn nuôi chim trĩ thương phẩm ở Việt Nam sớm được hình thành và phát triển!


Kinh nghiệm chọn giống chim trĩ - Phần 1 Kinh nghiệm chọn giống chim trĩ - Phần… Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ…