Kỹ thuật chống nóng cho vật nuôi
Để hạn chế nhiệt độ cao trong chuồng trại, người chăn nuôi cần lưu ý:
I. Đối với gia súc, gia cầm
1. Đối với lợn
Chuồng trại phải đá[ ứng đủ các tiêu trí áp dụng đối với chăn nuôi lợn. Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4 con/m2, lợn thịt là 2 m2/con. Cần tắm cho lợn 2 lần/ngày (buổi sáng thời gian từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 15-16 giờ không nên tắm cho lợn vào lúc trời nắng to vào khoảng thời gian từ 11-14 giờ), ngoài ra cho uống đủ nước, chất điện giải (đặc biệt là Vitamin C) để giải nhiệt.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacccin như: phó thương hàn lợn con, dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch.
2. Đối với trâu, bò, dê
Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 16 giờ thả, 18 giờ về chuồng. Nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.
Mật độ nuôi nhốt đối với trâu, bò thịt: 4-5m2/con, dê 1,8-2m2/con. Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30-35kg thức ăn thô xanh, 0,5-1kg thức ăn tinh, 20-30g muối ăn/ngày, để đảm bảo sức khoẻ tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật cho chúng.
Nên tắm trải cho trâu, bò 1-2 lần ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da bằng Dipterex, Virkon…
3. Đối với gia cầm:
Chuồng trại cần xây dựng thoáng mát, làm theo hướng đông nam, khoảng cách giữa các dãy chuồng tối thiểu 20m nhằm đảm bảo sự thông thoáng và cách ly.
Mái nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ, chiều cao từ nền chuồng đến nóc tối thiểu 3,5 m và mỗi dãy chuồng nuôi cần có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên), có màn chống nắng (màu đen) quây xung quanh bên ngoài chuồng, chú ý phải tạo hành lang hút gió, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt, có thể dùng hệ thống phun ước tự động trên các mái chuồng nuôi.
Chất độn chuồng vào mùa hè chúng ta nên sử dụng miếng lót sinh học ngoài tác dụng giảm ô nhiễm môi trường còn giảm nhiệt độ do chất độn chuồng gây nên.
Trong chuồng nuôi nên có hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh để giảm bức xạ nhiệt và chỉ trồng cây có tính sát khuẩn, tránh trồng cây dây leo bò trên mái các chuồng nuôi.
Về mật độ nuôi phải được đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (đối với gà ươm 50-60 con/m2, sau đó theo thời gian sẽ giảm mật độ và tăng diện tích nuôi gà lên, với gà nuôi thịt trọng lượng 0,5-1kg/con 20-30 con/m2, gà 2-3kg/con 7-10 con/m2.
Đối với nuôi gà đẻ mật độ 8 con/m2 gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Vitamin C, chất điện giải, tránh hoặc hạn chế sử dụng vitamin nhóm B, và tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin cho gà.
II. Đối với cá, tôm
Vào mùa hè nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường nước trong ao như nhiệt độ, ôxy… một cách đột ngột, dẫn đến cá bị sốc hoặc phát sinh bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.
Cá, tôm là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.
Vào mùa hè, nhất là khi trời chuyển mưa, khi có sấm sét mà không có mưa hay thời điểm trước mưa giông, do áp suất không khí giảm, ôxy hoà tan trong nước giảm hoặc khi mưa giông rất ngắn làm nhiệt độ nước tầng mặt giảm, tầng đáy cao gây ra hiện tượng đối lưu, các chất mùn bã hữu cơ ở tầng đáy bị đảo lên, sẽ tăng cường sự phân huỷ tiêu hao nhiều ôxy, đồng thời tăng khí độc như H2S, NH3 … làm cho cá nổi đầu. Những ao, hồ tảo phát triển nhiều, chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều ôxy, nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hô hấp, chúng lại lấy nhiều ôxy và thải ra nhiều CO2 dễ làm cho cá nổi đầu.
Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Đối với nuôi cá ruộng: Cần đảm bảo lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đầm nén chặt bờ. Đào mương và tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho cá ăn, thu hoạch cá. Nếu là ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2-3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2-3% tổng diện tích ruộng. Tạo hệ thống mương hình dấu cộng (+) hoặc hình chữ nhật để nối thông giữa các chỗ trũng, mương rộng 0,5m, độ sâu 0,4 - 0,5 m.
Đối với ao, hồ nuôi cá, tôm: Cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn, chỉ để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi.
- Phân bón cần được ủ kỹ, lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Mật độ cá, tôm không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ ôxy.
- Cho cá, tôm ăn nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm, nếu thức ăn hàng ngày thừa phải vứt bỏ.
- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển. Nhiệt độ nước chệnh lệch trong vận chuyển không quá 2 - 50C, đối với cá, tôm cỡ lớn, đối với con giống, không quá 2-40C.
Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm nước sạch vào ao, nên dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung ôxy cho ao ương nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ