Kỹ Thuật Dự Trữ Thức Ăn Vụ Đông Cho Trâu, Bò
Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với gia súc ăn cỏ nói chung và gia súc nhai lại nói riêng và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày của gia súc.
Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình đã tự dành ra một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Nhưng cỏ chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ hè thu và vụ xuân. Do vậy, khi mùa đông đến vấn đề giải quyết thức ăn thô xanh cho trâu, bò vẫn còn hạn chế.
Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ xung cho trâu, bò trong vụ đông có thể áp dụng một số phương pháp dự trữ thức ăn sau:
1. Ủ chua lá sắn
Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự chữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra a xít lactic và một lượng nhất định các a xít hữu cơ khác. Qua quá trình ủ chua hàm lượng độc tố acid cyanhydric có trong lá sắn sẽ bị giảm đi chỉ còn 32 - 34 mg/kg (theo tiêu chuẩn quốc tế giới hạn cho phép không được quá 57 mg/kg). Do vậy khi cho gia súc ăn rất an toàn. Lá sắn ủ chua còn kích thích cho hệ thống tiêu hoá của trâu bò tốt hơn.
* Công thức ủ chua:
- Lá sắn tươi: 100kg
- Cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai: 5 kg
- Muối ăn: 0,5kg
* Vật liệu dùng để ủ:
Có thể dùng túi Nilon, bể xây, đào hố trong đất, thùng phi để ủ. Hố ủ có thể hình vuông, chữ nhật, hoặc hình tròn (tốt nhất nên dùng hố ủ hình tròn để tránh các góc cạnh khi ủ sẽ nén được chặt thức ăn).
Hố ủ hoặc bể ủ cần phải sạch sẽ, chắc chắn ở nơi cao ráo, thoát nước đảm bảo không cho nước, không khí ngấm, lọt vào hố ủ sẽ làm hỏng thức ăn ủ chua.
* Cách tiến hành:
Lá sắn lấy về phơi nhẹ trong bóng râm (cứ 2 giờ cần đảo 1 lần để lá héo đều), băm thành đoạn dài 10 - 15cm. Sau đó trộn đều với cám và muối ăn. Sau khi trộn xong ta tiến hành ủ chua.
- Ủ bằng hố ủ: Dưới đáy hố ủ rải một lớp rơm dày khoảng 10 - 15cm, lót một lớp lá chuối và cuối cùng là túi Nilon tránh cho đất, cát lẫn vào thức ăn và để cho quá trình lên men yếm khí được tốt hơn.
Sau khi đã chuẩn bị xong hố ủ ta bắt đầu cho thức ăn ủ chua vào trong hố ủ thành từng lớp dày 10 - 15cm, cho thức ăn đến đâu dậm nén chặt đến đó và rắc đều lên trên mỗi lớp một lượt cám và muối ăn. Cứ làm như vậy cho đến khi thức ăn đầy hố ủ. Rắc một lớp cám và muối trên cùng tạo cho quá trình nên men được tốt nhất. Sau đó buộc chặt túi Nilon lại, rải một lớp rơm từ 10 - 15cm trên bề mặt, lấp đất kín hố ủ và che đậy tránh không cho nước mưa vào trong hố ủ.
- Ủ bằng túi Nilon: Sau khi thức ăn đã được chuẩn bị xong cho thức ăn vào trong túi ủ, vừa cho vừa nén cho thật chặt giống như cho thức ăn vào hố ủ, tránh làm rách túi Nilon. Nếu túi bị rách quá trình lên men Lactic sẽ bị trở ngại quá trình ủ chua sẽ không thành công. Sau khi thức ăn ủ chua đầy túi ủ ta cũng rắc một lớp cám mỏng và muối trên cùng, buộc chặt miệng túi lại và cất thức ăn ủ chua vào trong chỗ râm mát.
* Thời gian ủ:
- Mùa hè: sau khi ủ từ 3 - 5 ngày, mùa đông 7 - 10 ngày ta có thể lấy thức ăn ủ chua ra cho trâu bò ăn. Thức ăn ủ chua thành công sẽ có màu vàng và thơm như dưa cải muối.
- Thời gian bảo quản: từ 5 - 6 tháng.
- Sử dụng: Ban đầu phải cho trâu bò tập ăn ít một rồi mới tăng dần lên. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa, sau đó lại buột chặt miệng túi lại tránh để cho không khí vào làm thức ăn bị hỏng.
2. Kỹ thuật ủ xanh
Ủ xanh thức ăn dựa trên nguyên lý lên men Lactic tạo môi trường có độ pH từ 4 - 4,2 độ chua nhẹ nhàng như vậy gia súc rất thích ăn và ăn được nhiều.
Các loại thức ăn dùng ủ xanh có chứa nhiều chất đường (Gluxit), ít Protein như: cỏ voi, thân cây ngô thu bắp non, dây lang, dây lạc..
Có nhiều cách ủ: có thể ủ cỏ không, nhưng tốt nhất nên kết hợp với các loại cám và muối ăn để nâng cao dinh dưỡng trong thức ăn ủ xanh.
* Công thức ủ xanh:
- Cỏ voi: 100kg
- Cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai: 5kg
- Muối ăn: 0,5kg.
( Nếu thức ăn có hàm lượng đường quá nghèo ta có thể bổ sung thêm từ 2 - 4% rỉ mật đường).
* Các bước tiến hành:
Cỏ sau khi thu cắt về phơi nhẹ trong bóng mát cho hàm lượng nước trong cỏ còn 70 - 80%, băm cỏ thành đoạn dài từ 10 - 15cm, sau đó tiến hành ủ.
Các bước tiến hành như ủ chua lá sắn.
Lưu ý: Tốt nhất trước khi cho trâu bò ăn thức ăn ủ nên cho ăn thức ăn thô như rơm khô, cỏ khô.
Thời gian đầu bò có thể ăn chưa quen nên tập cho bò ăn dần.
3. Phơi khô và bảo quản cỏ:
Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và phổ biến.
Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp Protein, Gluxit, vitamin (đặc biệt là vitamin D chỉ có trong cỏ phơi nắng) và khoáng chất chủ yếu cho gia súc ăn cỏ.
* Thực hiện:
- Trước khi thu hoạch cỏ cần theo dõi diễn biến thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ