Kỹ thuật nuôi Cá Chim trắng nước ngọt - Nuôi cá thịt
II - Nuôi cá thịt:
Có nhiều hình thức nuôi (ghép hoặc đơn)
1 - Chuẩn bị ao: (như phần ương cá) chú ý:
Đảm bảo độ pH của nước ao ổn định 5,5 - 7,4.
Cá ưa sống ở vùng nước hơi chua.
- Độ trong của nước ao: 20 - 30 cm.
- Lượng oxy hoà tan từ 4 - 6mg/lít.
2 - Thả cá:
- Cá giống trước khi thả phải được tắm bằng nước muối nồng độ 3% thời gian 3 - 5 phút.
- Cá khoẻ, không xây xát, không mang mầm bệnh.
- Thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
3 - Mật độ:
Theo công thức
+ Công thức 1: Nuôi cá chim trắng là chính.
- Mật độ thả: 2 - 3con/m2
- Tỷ lệ ghép như sau: Cá chim trắng: 70 %, cá mè trắng 5%, cá trôi ấn: 10%, cá rô phi đơn tính: 10%, cá chép: 2%, cá mè hoa: 3%.
+ Công thức 2: Cá chim trắng là loài cá nuôi phụ.
- Mật độ thả các loại cá chung 2 - 3 con/m2.
- Đối tượng ghép là các loài cá mè trắng, mè hoa, cá trôi, rô phi đơn tính, cá chép.
- Tỷ lệ ghép: Cá chim trắng 10 - 15% tổng đàn.
4 - Quản lý và chăm sóc:
a) Cho cá ăn:
- Thức ăn công nghiệp dạng viên chìm, hàm lượng đạm 25 - 27%.
Hoặc sử dụng thức ăn phối chế: cám gạo, ngô, khoai, các loại rau bèo… và 20 - 25% hàm lượng đạm: cá vụn, tép…
- Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 - 7% tổng lượng cá trong ao cho ăn vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Thức ăn được đặt vào giàn ăn ở nhiều điểm cố định.
Hàng ngày kiểm tra giàn ăn để điều chỉnh tăng giảm lượng thức ăn cho cá.
- Bón phân gây màu nước: Tuần bón một lần phân chuồng 25 - 30 kg/100m2.
b) Quản lý ao:
- Thường xuyên quan sát tình hình hoạt động của cá.
- Tuần cấp nước vào 1 lần, mỗi lần dâng nước cao từ 20 - 30cm.
- Kiểm tra cống, bờ và thường xuyên giữ mức nước ổn định từ 1,2 - 1,5 m.
Cá chim trắng là loài cá hiền, ăn theo đàn dễ bị đánh bắt cần phải có biện pháp bảo vệ tốt.
5 - Các biện pháp phòng và trị bệnh:
a) Phòng bệnh: - Tẩy và khử trùng ao đúng kỹ thuật.
- Tuyệt đối không nuôi cùng với cá trắm cỏ.
- Khu vực góc ao và chỗ cho cá ăn nên treo túi thuốc sát trùng 100 g Chlorin.
b) Bệnh cá: Qua nuôi ở nhiều cơ sở chưa thấy cá chim trắng mắc bệnh.
Song theo tài liệu của Trung quốc mùa đông cá thường mắc bệnh: Trùng quả dưa, trắng da, loét mang, trùng bánh xe.v.v… Khi cá bị bệnh bà con nên gặp cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.
6 - Thu hoạch:
Cá nuôi sau 4 - 6 tháng đạt cỡ 0,5 - 0,7 kg/con trở lên thì thu tỉa đàn cá lớn.
Cuối tháng 01 thu toàn bộ, nên thu hoạch trước mùa đông.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ