Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Bông Trong Bể Xi Măng
Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường, chưa thấy bệnh tật gì. Anh Nguyễn Văn Nghịêp dự tính sau một năm chình sẽ đạt trung bình 1,2kg/con. Nếu với giá như hiện nay 250.000 - 320.000đ/kg thì anh thu về khoảng 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thức ăn, công lao động, còn lại khoảng 200 triệu đồng - một con số không nhỏ đối với gia đình thuần nông như anh. Anh Nghiệp cho biết: cá chình thương phẩm không sợ không có đầu ra, có bao nhiêu các đại lý cũng mua hết, chủ yếu để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan.
Thường trong mùa mưa - tháng 10, 11 - chình con giống bắt được trong tự nhiên nhiều nên giá hạ hơn mùa nắng. Thả giống trong mùa này chình dễ thích nghi, ít rủi ro hơn.
Sáng sớm khi cho nước vào bể, dưới giàn phun mưa, mình vàng ươm có đốm nâu tụ tập lại thành từng đàn như để hấp thụ chút không khí trong lành. Con nào con nấy sàn sàn như nhau, to hơn ngón chân cái một chút, có một số ít to bằng cái liềm. Anh Nguyễn Văn Nghiệp (Thôn 3 HTX nông nghiệp Bình Nghi 3, Tây Sơn, Bình Định) chủ nuôi cho biết: chình thả nuôi được 5 tháng nay, con lớn được khoảng 0,4kg. Cứ đà này đừng có dịch bệnh gì chừng 7 tháng nữa sẽ xuất bán chình thương phẩm, khả năng chình đạt trọng lượng 1,1-1,2kg/con.
Một dịp đến Ninh Thuận tình cờ anh Nghiệp thấy được mô hình nuôi chình bông rất có hiệu quả trong bể xi măng, anh về mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng xây bể xi măng trong vườn nhà, có diện tích chừng 100 m vuông - đáy bể đổ bêtông cốt thép, thành bể xây gạch cù, cao chừng 1,8m. Đáy bể có ống xả thải, trong bể có xây hòn non bộ, đáy rỗng ngập trong nước, trong đó có thả chà (cành cây khô) để chình ẩn náu, có non bộ để vừa đẹp vừa là giàn mưa tạo oxy cho chình. Rải rác một bên bể có đặt những ống bêtông rỗng để chình cư trú. Mực nước nuôi trong bể luôn duy trì từ 1,1-1,2m. Nước bể nuôi ở dạng tĩnh nên ngoài tạo mưa từ hòn non bộ anh phải lắp thêm giàn phun mưa để tạo thêm oxy mỗi buổi sáng. Trên bể có mái che, có lưới để giảm bức xạ, xung quanh có che chắn để ánh nắng không rọi vào nhiều.
(Hoàng Lân KHPT, 14/4/2006)
Nước cung cấp cho bể nuôi lấy từ con suối tự nhiên bơm vào. Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, anh cho qua một bể lọc (có cát, than, sỏi ...) hàng ngày có một vài lần bơm phun mưa tạooxy từ nước suối tự nhiên hay từ chính bể nuôi bơm tuần hoàn. Phân thải, thức ăn thừa lắng ở đáy mỗi ngày anh đều dùng bàn cào gom lại và xả ra ngoài để giữ môi trường nước nuôi trong lành.
Bể anh đang nuôi 1.000 con, giống mua gom từ các đại lý mua chình thịt trong tỉnh. Mỗi con trung bình 100 g. Tổng số tiền đầu tư con giống là 25 triệu đồng. Hiện nay chưa cho chình bông sinh sản nhân tạo, chỉ khai thác từ trong tự nhiên.
Nuôi chình không khó, nên giữ cho nước nuôi trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ - chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm. Mỗi ngày anh Nghiệp cho ăn chừng 4kg cá tươi mua ở chợ về (giá 50.000 đồng). Cá chỉ lọc lấy thịt, cho ăn vào buổi tối. Thời gian này là lúc chình ra khỏi hang đi ăn khắp bể, ban ngày thì chui vào hang ẩn nấp. Ngoài ra còn cho ăn nhái bắt ngoài tự nhiên. Tuy vậy, nếu nuôi đại trà, quy mô lớn hơn thì nguồn giống sẽ hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để chình sinh sản nhân tạo được thì mới phát triển chình bông nuôi đại trà, tăng thu nhập cho người nông dân
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ