Cá măng sửa Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1

Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1

Tác giả Theo Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp, ngày đăng 25/08/2016

Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1

Đặc điểm sinh học

1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo

Cá chẽm còn gọi là măng sữa, có tên tiếng Anh là milkfish.

Cá măng có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt.

Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu.

Hàm trên hơi thô.

Khe mang rộng vừa phải.

Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.

Cá có vẫy tròn, khó rụng, gốc vi lưng và vi hậu môn có vảy bẹ, gốc vi ngực và vi bụng có vảy nách, gốc vây đuôi có 2 vẩy đuôi dài, vẩy đường bên phát triển.

Cá có 1 vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng chia 2 thùy sâu.

Lưng có màu xanh lục, lường và bụng có màu trắng, mép vây lưng vây hậu môn và vây đuôi đều có viềng đen, vây ngực và vây bụng đen ở gốc.

Chiều dài thân cá không kể đuôi gấp 3.5 lần chiều cao thân.

2. Đặc điểm phân bố

Cá măng là loài cá rộng nhiệt, phân bố khắp vùng biển nhiệt đới, và á nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

ở nước ta, cá phân bố ở phía đông vịnh bắc bộ và vùng biển trung bộ (Khánh Hòa đến Thuận Hải) cá lớn nhanh ở nhiệt độ 28- 30oC, nhiệt độ dưới 15oC cá phải được trú đông.

Cá măng rất rộng muối, cá trưởng thành và sống ngoài khơi, ấu trùng sau khi nở sẽ di chuyển vào bờ, và lớn lên ở vùng đầm, cửa sông nước lợ hay có thể vào sâu trong sông hồ nước ngọt, cá có thể chịu được độ mặn tới 158%o, tuy nhiên trên 45%o cá sẽ chậm lớn, độ mặn tốt nhất cho sự tăng trưởng là 27- 28%o.


Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 2 Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm… Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa