Cá rô phi Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm nhanh lớn thu hàng trăm triệu

Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm nhanh lớn thu hàng trăm triệu

Tác giả Minh Khoa, ngày đăng 05/02/2018

Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm nhanh lớn thu hàng trăm triệu

Kỹ thuật nuôi cá rô phi thương phẩm hết sức đơn giản vì loài này ăn tạp, sức sống chống chịu tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi dễ nuôi, nhanh lớn. Ảnh: Internet 

Điều kiện và chuẩn bị ao nuôi

- Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2; Độ sâu khoảng 1-1,5m.; Nhiệt độ: 25-300C; Độ pH: 7-8. Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.

Khi chuẩn bị ao nuôi phải tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.

Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.

Kỹ thuật thả cá giống

Mua cá giống tại các địa chỉ tin cậy (không mua cá bán rong chưa rõ địa chỉ, không biết nguồn gốc), không nghe khuyến cáo nuôi thử của người khác.

- Ương từ cá 21 ngày tuổi lên cá giống chi phí giống giảm 30%.

- Ao đã nuôi cá Rô phi cần tẩy kỹ tránh còn trứng cá sót lại.

- Nước lọc vào ao phải lọc kỹ qua lưới tránh trứng và cá rô bột ngoài tự nhiên theo vào ao.

- Nuôi đúng mật độ theo quy trình kỹ thuật.

- Đầu mùa khi nhiệt độ còn thấp phải làm sạch môi trường trước khi thả (dùng BiO, EM), khi đóng cá vào bao cho thêm 1 viên thuốc phòng lao để sát trùng.

- Mùa hè thả cá tránh nhiệt độ trong bao và ngoài ao chênh lệch quá cao.

- Tắm cho cá trước khi thả bằng dung dịch muối ăn với nồng độ 2 ÷ 3% trong thời gian 5 ÷ 10 phút.

Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.

Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 - 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi.

Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Biện pháp phòng bệnh

Khi cá có bệnh thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, do đó chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho cá. Chọn cá giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, mật độ thả nuôi phù hợp. Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm.

Trong quá trinh nuôi thường xuyên khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi bột với liều lường 2kg/100m3, định kỳ 1 tháng bón từ 1-2 lần. Vôi được hòa loảng với nước tạ đều khắp ao.

Cho cá ăn đầy đủ, bổ sung thêm Vitamin C, B.conplex,… trong khẩu phần ăn của cá để tăng cường sức đề kháng và kích thích tiêu hóa cho cá. Đặc biệt tăng cường chất dinh dưỡng trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh.

Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh gây nhiễm bẩn ao nuôi.

Các dụng cụ như lưới, vợt, máy móc,… sử dụng cho ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt sau khi sử dụng.

Kiểm tra tình trạng cá thông qua biểu hiện bên ngoài (da, vẩy, mắt, phân,…), nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường hoặc chết rải rác cần liên hệ ngay chuyên viên thú y thủy sản tại địa phương hoặc liên hệ với các kỹ sư nuôi trồng của Cơ sở cá giống Hoa Sơn để có biện pháp phòng trị kịp thời. Sau mỗi vụ nuôi phải khử trùng ao nuôi.


Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi lồng bè tại tỉnh Quảng Nam (cá rô phi) Đặc điểm sinh học của một số loài… Phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa lũ Phòng trị bệnh cho cá trong mùa mưa…