Kỹ thuật nuôi cá Tài Phát mang may mắn, tài lộc cho gia chủ
Kỹ thuật nuôi cá Tài Phát trong bể cá tương đối phức tạp ở thời gian đầu đòi hòi người nuôi phải bỏ nhiều thời gian chuẩn bị dụng cụ cũng như chăm sóc cá sao cho khỏe mạnh.
Cá Tài Phát là loài cá được nhiều người thích nuôi ngoài vẻ đẹp của nó còn có ý nghĩa may mắn, phát tài. Ảnh minh họa
Cá Tài Phát với màu hồng đặc trưng hay màu trắng bạc quyến rũ chắc chắn sẽ đem lại vận may “phát tài sai lộc” cho gia chủ. Cũng chính bởi ý nghĩa đó nên hiện loài cá này được rất nhiều gia đình lựa chọn nuôi. Cá có nguồn gốc ở 1 số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đây là đối tượng có thể áp dụng kỹ thuật nuôi vừa làm thịt lại vừa nuôi làm cảnh rất đẹp.
Giống
Cá Tài Phát có nhiều loại khác nhau cho bạn lựa chọn nuôi như Tài Phát màu hồng, Tài Phát hồng kỳ hay Tài Phát trắng...
Bể nuôi
Cá Tài Phát là loài vũng vẫy rất khỏe vì thế phải nuôi trong các bể có kích thước lớn với chiều dài tối thiểu 150 cm chiều rộng tối thiểu 60cm. Kính nên làm dầy 10 ly đến 12 ly và có nắp đậy để tránh cá đánh bục bể hoặc nhảy ra ngoài.
Kỹ thuật nuôi cá Tài Phát
Cá Tài Phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm và nặng 10kg. Chúng cũng là loài cá dữ nên chủ yếu ăn thịt và rất khó nuôi chung hay ghép đôi với loài khác. Sở dĩ cá Tài Phát được đặc biệt ưa chuộng là bởi chúng rất khỏe nên khi nuôi không cần quan trọng môi trường nước như các loài khác. Ngoài ra, chúng cũng là loài vật rất khôn ranh, khi nuôi quen, nó có thể nhảy múa theo tay người nuôi.
Ngoài ra, để tạo môi trường sinh động hơn bạn có thể nuôi cá Tài Phát cùng với cá Rồng, hoặc nuôi chung với cá Hồng kỳ Tài Phát.
Chăm sóc và dinh dưỡng
Cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang nên chúng là loài cá dễ nuôi, dễ chăm sóc. Nguồn thức ăn chính của cá là ăn tạp từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa.
Trong kỹ thuật nuôi cá Tài Phát bạn cần chú ý cách phòng bệnh.
Phòng bệnh cho cá
Cũng giống như nhiều loại cá cảnh nuôi trong bể khác, cá Tài Phát cũng thường bị bệnh nấm, đường ruột hay kí sinh trùng, lở loét. Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể. Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh sau đó mua các loại thuốc về chữa trị dứt điểm cho cá.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nguồn nước máy có chứa nhiều clo cũng là nguyên nhân khiến cá cảnh của bạn bị chết. Khi clo trong nguồn nước chưa bay hết mà bạn cho trực tiếp vào trong bể cá thì có thể cá của bạn sẽ bị nhiễm độc clo mà chết. Cách khắc phục là bạn để cho nước mới bơm lên bay hết clo rồi mới sử dụng hoặc mua dung dịch khử nước mới để khử clo trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ