Kỹ thuật nuôi Chồn Hương - Đặc tính sinh học
I.1. Tên gọi:
Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi).
Tên khoa học là Viverricula indica.Họ: Cầy Viverridae.
Bộ: Ăn thịt Carnivora.
Nhóm: Ở Việt Nam có 11 loài.
Lớp: Thú.
I.2. Phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống:
Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.
Trong tự nhiên, cầy hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… Bản tính tự nhiên của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.
I.3. Vóc dáng:
Cầy hương nhỏ hơn cầy giông.
Cầy hương là loài thú ăn thịt, ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình.
Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55-75 cm, cân nặng trung bình từ 2-5 kg.
Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có năm ngón.
Đầu dài, mõm nhọn.
Bộ răng 36-40 chiếc.
Bộ lông màu xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xám sẫm.
Hai tai và mõm hơi đen.
Phần hông có các vệt đen hay đốm đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn).
Đuôi dài từ 35-50 cm (khoảng hai phần ba thân) với các vòng đen trắng hoặc nâu thẫm xen kẽ nhau (thường từ 7-10 vòng tùy theo loài).
I.4. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
Mùa sinh sản của cầy hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 4-6 hàng năm.
Chúng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm.
Độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai không rõ ràng.
Cầy hương, thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa đẻ từ 3-5 con.
Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ.
Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…Con non sinh trong hang (chưa mở mắt và còn yếu) được con mẹ cho bú.
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên khoảng 8-9 năm, trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm.
I.5. Thức ăn:
Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi.
Thức ăn chính là các loài động vật.
Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng, chuột, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng… Ngoài ra, chúng còn ăn nhiều loại củ, quả và rễ cây…
I.6. Giá trị và thị trường:
Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt và ngon, cùng da và xương được dùng như một vị thuốc y học cổ truyền.
Cầy hương đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn.
Xạ hương là một dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh, thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa… Xạ hương của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên.
Thịt cầy hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng khách sạn, có giá rất cao.
Cầy hương trong tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người ta đã tổ chức nuôi.
Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao.
Trung bình nuôi một đôi cầy hương trong 4-6 tháng cho thu lãi khoảng 2-3 triệu đồng.
I.7. Thực trạng và giải pháp:
Cầy hương có giá trị kinh tế cao nên nguy cơ bị tận diệt là rất lớn.
Số lượng trong tự nhiên đang giảm mạnh, cần được bảo vệ nghiêm ngặt và tổ chức chăn nuôi để phát triển vững bền loài cầy hương.
Lưu ý: Cầy hương là loại động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites.
Cần phải có giấy phép khi nuôi và vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ