Tôm thẻ chân trắng Kỹ thuật nuôi cua con thành cua thịt

Kỹ thuật nuôi cua con thành cua thịt

Ngày đăng 04/04/2015

Kỹ thuật nuôi cua con thành cua thịt

Bờ ao được đắp bằng đất hoặc xây gạch, rộng từ 3-4m,cao từ 1.5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m. Ao nuôi nên có hai cống cấp và thoát nước, trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao, ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0.2-0.3m.

Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài.

- Thả giống:

+ Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 2 - 5 dương lịch. Trong những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua, nhưng do sự biến động về nhiệt đô, độ phèn….có thể ảnh hưởng xấu đến cua.

+ Cua giống có nhiều cỡ như loại nhỏ 60-120 con/kg, loại vừa 25-50 con/kg, loại lớn 10-15con/kg, trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Tốt nhất là nên thu mua cua giống từvùng lân cận và sau khi đã đánh bắt được chuyển nhanh về nơi thả nuôi.

+ Mật độ thả: Cua nhỏ 3-5 con/m2, loại vừa 2-3 con/m2, cỡ lớn 0.5-1 con/ m2, khi thả giống nên thả ở nhiều điểm khác nhau trong tha, ta tiến hành cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép bờ để cua tự bờ xuống nước.Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày cho đủ số lượng.

- Quản lý, chăm sóc :

+ Cho ăn: Thức ăn chủ yếu của cua là thức ăn tươi sống cá vụn, còng, ba khía, đầu cá … Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h vì cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi tối, thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau và có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.

Định kỳ thu mẫu kiểm tra sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn, hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói.

Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt. Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

+ Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên, mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao và một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần, khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

+ Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn, nên việc thay nước thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý nghĩa.

- Thu hoạch : Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng phải đạt 250g/con trở lên, cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái), khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán; Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ.

Tags: cua nuoi, ky thuat nuoi cua, nuoi cua bien, ki thuat nuoi cua, nuoi cua dinh, nuoi cua lot, mo hinh nuoi cua, nuoi cua nuoc ngot


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cua đồng Kỹ thuật nuôi cua đồng Kỹ thuật nuôi cua lột Kỹ thuật nuôi cua lột