Kỹ Thuật Nuôi Heo Rừng Lai
I. Các cách nuôi heo rừng lai
Trên thực tế, người ta nuôi heo rừng lai dưới ba cách: nuôi nhốt, nuôi thả tự do, nuôi heo trong vòng rào.
1. Cách nuôi nhốt
Nếu nuôi số lượng ít, bà con có thể nuôi heo rừng lai trong chuồng như heo nhà. Ngăn chuồng nuôi heo nọc và heo nái nuôi con cần có diện tích rộng từ 8 đến 10 m2; chuồng nuôi heo lứa rộng khoảng 6 m2 cho mỗi con là được.
Tốt nhất là nên làm chuồng xây bằng xi măng. Mái lợp có thể làm bằng tôn, cao trên 2,5 m để tránh nóng. Vách ngăn cao từ 1,4 đến 1,6 m để tránh heo phóng ra ngoài. Nền chuồng nên đúc bê tông cho đủ chắc chắn, vì heo rừng lai thường dùng mõm đào bới thoát ra ngoài.
Heo rừng lai nuôi nhốt vẫn sinh trưởng bình thường nhưng do chuồng hẹp, heo ít vận động nên dễ bị trường hợp mập mỡ, do đó nuôi heo thịt theo cách này cho sản phẩm kém. Heo giống nuôi nhốt cũng không tốt vì heo nọc và cả heo nái đều thiếu vận động nên sức khỏe kém.
Một hạn chế khác của cách nuôi nhốt là người nuôi phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho heo, trong đó có vitamin và khoáng chất, vì heo không thể kiếm ăn thêm bên ngoài.
2. Cách nuôi thả tự do
Đây là cách nuôi mà đa số các đồng bào dân tộc thường áp dụng. Với cách nuôi này, đòi hỏi phải có đất đai rộng, có rẫy rừng, có thức ăn tự nhiên phong phú. Suốt ngày bầy heo ở trong rừng kiếm thức ăn từ cây cỏ trong rừng
Về nhà người nuôi cho ăn thêm thức ăn bổ sung như cám trộn, khoai, rau,…
Tuy nhiên nơi thả rông đàn heo phải cách xa ruộng vườn, nơi trồng heo màu nhằm tránh đàn heo phá phách.
Nuôi heo rừng lai theo cách thả ruộng có nhiều thuận lợi:
- Không tốn kém nhiều chi phí thức ăn.
- Heo vận động ngoài trời nên khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, ít bệnh tật.
- Heo mẹ sinh dễ dàng, bầy heo con khỏe mạnh, ít hao hụt.
3. Cách nuôi heo trong vòng rào
Cách nuôi trong vòng rào là kết hợp nuôi nhốt và nuôi thả rông. Cách nuôi này có nhiều thuận lợi nên được nhiều người nuôi áp dụng.
Chỉ cần có miếng đất đủ rộng, chừng vài trăm mét vuông là có thể nuôi được từ mười con heo rừng lai trưởng thành.
Nên chọn vùng đất nơi mát mẻ. Hàng rào nên làm chắc chắn để sử dụng lâu ngày và tránh trường hợp heo đào hang thoát ra ngoài. Quanh khu vực rào giậu phải đào móng sâu chừng 50 cm, từ đó xây tường bao cao lên khỏi mặt đất khoảng 50 cm. Phần trên mặt tường bao cần phải căng kỹ lưới B40 loại cộng lớn mới đủ độ bền.
Trong khu vực nuôi, có thể phân thành nhiều ô lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ô chuồng cũng phải xây móng thật chắc và cũng phải có tường bao.
Mỗi con heo nái cũng như heo nọc cần sống trong một ô chuồng rộng chừng 10m2. Còn heo lứa sống trong ô chuồng rộng chừng 6m2. Như vậy nuôi khoảng 10 con heo nái thì ô chuồng cần rộng 100m2. Riêng heo nọc, phải nuôi mỗi con một ngăn chuồng, và nên cách xa chuồng nuôi heo nái để tránh trường hợp chúng đánh nhau.
II. Cách làm chuồng trại
Cầm nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để xây dựng và bố trí chuồng trại cho phù hợp.
- Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch.
- Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã của heo rừng không thích ồn ào, chỉ thích hợp nơi yên tĩnh.
- Có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng lai hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40 - 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa…
-Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50-100m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20-30m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40- 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5-10m2…
III. Thức ăn
Thức ăn bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu…
Cách cho ăn: Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/ con/ngày.
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do.
IV. Chăm sóc
- Heo rừng thích hợp với phương thức chăn nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
- Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn sống, rau, củ quả, mầm cay, rể cây, thức ăn tinh, gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét…Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, bột và hỗn hợp đá liếm… cho heo ăn tự do có vậy thì răng nanh mới bị cùn bớt.
- Heo đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5 - 10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh: 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do..
- Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn. Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 - 115 ngày) thì đẻ.
-Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường: rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại…có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sạu 2 tháng đến khi đẻ cần thiết bổ sung thêm thứ ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng sinh tố… Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa…Heo mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc và nuôi dưỡng.
-Đối với heo nái nuôi con: Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo nái động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.
-Heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống.
-Heo sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10kg, 6 tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi heo con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt.
-Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ