Kỹ Thuật Nuôi Nhím Sinh Sản
Sơ lược về nhím
- Nhím thuộc bộ gặm nhấm,là động vật hoang giã , Thường ngủ ngày, ăn đêm. Như khi nuôi thuần hóa thì chúng ăn cả ban ngày. Trước kia con người chỉ khai thác nhím qua săn bắn và bẫy, hiện nay lượng nhím ngày càng hạn chế và khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường ngày một cao. - Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím rất hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. - Nhím nuôi đến trọng lượng 7-8kg (7-8 tháng tuổi) thì có thể giao phối. Loài nhím nuôi thuần thường không nhát người, khó thấy biểu hiện động dục vì vậy ta phải nuôi ghép đôi 1 đực/1 cái. Thời gian có chửa của nhím khoảng 3 tháng, mỗi lứa đẻ từ 1-2 con; trọng lượng sơ sinh 200 – 300g. Con đực trưởng thành có thể đạt tới 16kg và con cái 12 – 15kg.
Phân biệt nhím đực - Cái:
Khi nhím còn nhỏ ta dùng 2 tay bắt nhím rồi ngữa nhím lên lấy tay ấn vào lỗ sinh dục cách hậu môn khoảng 15 đến 20mm ta thấy có khối hình trụ nhô ra là nhím đực còn không thấy là nhím cái.
1/Thức ăn
chủ yếu là các loại củ quả rễ , lá, mầm cây, rau, và rau muống, rau lang v.v... Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho nhím gặm để tăng canxi và cho nhím mài răng.
- Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
- Các thức ăn cần thiết bổ sung cám viên hỗn hợp, lúa, bắp, đậu, các loại , khô dầu dừa, đậu phộng .Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:
2/Chuồng nuôi
- Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng gạch tàu nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng xây gạch cao khoảng 90 cm hay cao 40cm rào bằng sắt phi 8, cao trên 50cm , nuôi cả đực và cái . Có mái cao ráo che mưa nắng, chọn hướng phù hợp không nắng vào mùa hè không gió vào lạnh lùa vào mùa đông. Phía sau có rãnh thoát nước. Hàng ngày dùng vòi phun nước để rửa chuồng không để thức ăn thừa, phân nhím trong chuồng, luôn luôn giữ cho chuồng được sạch sẽ.Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để cho nhím mài răng và không cắn phá chuồng.
3/Sinh sản
- Tỷ lệ ghép nhím là 1 đực /1cái là tốt nhất nếu không có điều kiện thì 1 đực/2 cái . Nhím mới sinh đến 3 ngày tuổi cần nhiệt độ ấm áp 25-300C, được 1 tuần tuổi nhím đã đầy đủ lông cứng, có thể chịu được nhiệt độ môi trường sống bên ngoài. Nhím đực khi phối giống cần cho ăn thêm thóc, ngô, giá đậu... nảy mầm và thức ăn tinh, thức ăn giàu chất đạm, chất béo. Nhím cái khi sinh con cũng cần cho ăn thêm thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo để tăng lượng sữa cho con bú và để nhím con mau lớn. đảm bảo sức khoẻ cho nhím mẹ tái sản xuất khi vừa cho con bú vừa phải mang thai.
- Nhím sinh sản bình thường, mỗi lứa sinh từ 1-2 con, cá biệt sinh tới ba con. Nuôi nhím khoảng 2-3 tháng thì xuất giống. Một tháng nhím tăng 0,8 đến 1 kg. Sau 7-8 tháng có thể xuất nhím thịt. Nhím trưởng thành nặng khoảng 10 kg,
- Một con nhím có khối lượng trung bình 15-20kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10kg là có thể cho sinh sản.
-Thời gian có thai 3 tháng (90-95 ngày) thì đẻ, nhím đẻ vào ban đêm lẫn ban ngày, một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. Nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho cả những con không phải mình đẻ ra bú bình thường.
- Nhím con mới đẻ, chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau, da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông bám trên mình, trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thề bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Qua thời gian, những lông này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hóa sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này.
- Nhím con cứng cáp rất nhanh, nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/con/tháng, sau 1 tháng thì nhím con biết ăn, sau 3 tháng thì cai sữa, nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt trọng lượng bình quân 3 kg/con.
- Nhím con, nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10kg, sau hai năm đạt 15-16kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con cái 17-19kg.
4/Chăm sóc
Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Thỉnh thoảng vuốt ve chúng cho quen và cho ra khỏi chồng chúng sẽ không đi mà bám theo chủ. Cần giữ yên tĩnh khi nuôi không làm chúng giựt mình hoảng sợ dẫn đến hốt hoảng. Cần giữ yên giấc ngủ vào ban ngày . Qua nhiều năm nuôi chưa phát hiện nhím bị bệnh tật gì. Chúng rất dễ nuôi.
5 /Phòng bệnh
Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường:
- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ