Kỹ Thuật Nuôi Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao
Nuôi lươn là một nghề cho thu nhập cao. Trung bình 1m3 bể nuôi lươn trong 6-8 tháng cho năng suất 6-8kg, thu nhập khoảng 100 ngàn đồng.
Địa điểm nuôi
Chọn nơi gần nguồn nước, có thể cấp và thoát nước chủ động. Nơi đất ẩm thấp, có độ ẩm cao, không bị ngập lụt, nắng hạn. Nơi ít bị ánh nắng chiếu trực tiếp, có bóng râm mát. Gần chuồng nuôi trâu, bò, hố phân, hố rác.
Xây dựng bể nuôi
Có hai hình thức: Lợi dụng bể cũ, ao ruộng sẵn có để nuôi hoặc xây dựng bể nuôi mới. Kích thước của bể không cần cố định, tùy theo từng địa hình mà xây dựng bể mới hay cải tạo bể cũ để nuôi,... đều phải bảo đảm độ cao, giữ lươn không vượt ra được. Kích thước của bể nuôi có thể dài 2-5m, rộng 1m, cao 1-1,2m.
Tốt nhất là xây bể chìm xuống dưới đất khoảng 20- 40cm. Trong đó đổ một lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40cm, mức nước trên bùn khoảng 15- 20cm. Phía một đầu bể, đổ một lớp đất sét pha đất thịt cao độ 50-60cm, rộng khoảng 50cm. Đất và bùn không được lẫn đá sỏi, gạch vụn và mảnh sành... (đây là nơi lươn làm tổ).
Cần làm kè chắn giữ đất bằng tre, nứa đan thưa để lươn có chỗ chui ra, chui vào,... Có nơi xếp gạch cách nhau 4-5cm hoặc dùng tấm gỗ đục nhiều lỗ,... cho lươn chui qua. Thiết kê nhiều lỗ chống tràn phía trên và lỗ thoát nước có lưới che (đề phòng lươn chui ra ngoài) khi rửa bể ở phía dưới.
Phía trên đất sét có thể trồng cỏ, khoai nước,... để giữ đất và che mát cho lươn... Chọn một nơi làm chỗ để cho lươn ăn để tiện theo dõi và làm vệ sinh. Trên mặt nước bể nuôi lươn, nên thả bèo tây khoảng 1/2 diện tích.
Cần có mái che thoáng mát hoặc trồng dàn cây leo ở phía trên bể.
Thả lươn giống
Mỗi miền thường chỉ có một loài lươn, ta có thể mua ở những nơi đáng tin cậy hoặc đi bắt,... đem về làm giống. Có thể thả lươn đực và lươn cái để chúng sinh sản. Trước khi thả nên sát trùng lươn giống bằng nước muối 3-4% trong 5-10 phút.
Kinh nghiệm phân biệt lươn đực và lươn cái: Lươn đực thường có đuôi dài, bụng nhỏ và ngắn, đầu thon, mõm nhọn. Những con lươn có chiều dài từ 54cm trở lên chủ yếu là lươn đực.
Lươn cái bụng to, mềm, da mỏng và thân ngắn, đầu to, lỗ hậu môn rộng màu đỏ hồng. Những con lươn có chiều dài khoảng 22-26cm chủ yếu là lươn cái.
Mật độ thả lươn tùy thuộc vào cỡ lươn, thời gian nuôi và khả năng cung cấp thức ăn. Cỡ lươn bằng xe điếu: Bể xây lớn thả từ 60-80con/m2. bể nhỏ thả từ 40-50con/m2. Ao, hồ thả từ 20-30con/m2. Ruộng thả từ 4- 5con/m2.
Thời gian thả: Nuôi lươn đẻ, thả giống từ tháng 1, mỗi con nặng từ 200gr trở lên. Từ tháng 1 đến tháng 3 cho lươn ăn nhiều giun, vỗ béo lươn để đủ sức phát dục (giun bắt đầu sinh sản từ tháng 3 Dương lịch trở đi).
Nuôi lươn thịt, thả giống từ tháng 5 tháng 6 trở đi, có thể thả hai loại. Loại lươn to, 100g/con trở lên và loại lươn nhỏ bằng xe điếu. Tháng 7, tháng 8 thu hoạch loại lươn to, còn loại nhỏ thu vào cuối năm.
Quản lý chăm sóc
Lươn ăn chủ yếu là động vật đã chết và thối rữa như: Gia cầm, lợn, chó, mèo,.... Khi vùi vào bể nuôi lươn đều bị chúng ăn sạch. Các phụ phế thải lò mổ: Trâu, bò, lợn, da động vật loại bỏ, tôm, cua, ốc, ếch... đập nhỏ đều được lươn ăn ngon lành. Có thể tự phối chế thức ăn cho lươn theo công thức sau: Cám gạo hay bột ngô nghiền nhỏ 64% + bột cá nhạt 35% + bột gòn 1%, thêm B.Complex và nước trộn đều cho vào máy ép viên thủ công, phơi khô làm thức ăn dần cho lươn. Nên cho lươn ăn trên sàn ăn cố định, theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.
Lươn chủ yếu ăn vào ban đêm, nên cho lươn ăn nhiều vào buổi chiều khoảng 17-18 giờ. Lượng thức ăn trung bình khoảng 6-8% trọng lượng lươn trong bể nuôi.
Lươn rất thích ăn giun đất. Vì vậy, nếu nuôi lươn, ta nên tổ chức nuôi giun đất hay giun quế làm thức ăn cho lươn.
Lươn thích ứng cao với điều kiện môi trường, nhưng nếu nuôi với mật độ dày đặc thì lươn cũng có thể mắc một số bệnh: Trùng mỏ neo, sán lá, bệnh nấm,... Bệnh lan truyền nhanh và khó chữa. Nguyên nhân là do môi trường bị ô nhiễm. Để phòng bệnh ta luôn giữ sạch nguồn nước, mỗi tuần thay 1- 2 lần nước.
Loại bỏ những lươn ốm yếu, định kỳ làm vệ sinh trong bể nuôi và bờ đất. Không cho các nguồn nước ô nhiễm như: Xà phòng, tro, vôi, dầu, mỡ... vào khu vực nuôi lươn. Không nuôi cá dữ như cá quả, cá trê, cá rô phi... trong bể nuôi lươn. Đề phòng cóc, nhái, ếch, rắn... vào bể ăn trứng và lươn con.
Lươn nuôi 1-2 năm thì thu hoạch, lươn miền Bắc trọng lượng đạt 0,3-0,5kg/con; lươn miền Nam bộ có thể đạt trọng lượng 1kg/con. Khi thu hoạch, cần căn cứ vào nhu cầu thị trường (với kích cỡ lươn), giá cả để bán hợp lý, cho thu nhập cao. Bể nhỏ dùng rổ thưa xúc. Bể lớn dùng ống trúm.
Vận chuyển lươn đi xa: Chọn ngày trời mát, dụng cụ vận chuyển bằng thùng, chậu, xô... có chứa một ít nước sạch và phủ rong, bèo lên trên.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ