Công nghệ thực phẩm Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

Ngày đăng 28/12/2011

Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

" Nuôi rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao, mà lại không tốn thời gian", đó là nhận xét của anh Lê Hữu Trung, một người nuôi rắn tại thôn Nghĩa Dũng ( Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá). Tháng 6/ 2002, anh Trung mua 10 con rắn hổ mang để nuôi, hết 1,9 triệu. Đến tháng 11/ 2002, anh bán được 25kg rắn thịt, với giá 200 nghìn/ kg, thu được 5 triệu, trừ chi phí lãi được 2 triệu. Tuy mới chỉ nuôi thử nghiệm, nhưng đàn rắn đã mang về cho anh bình quân 500 nghìn/ tháng, số tiền đó cao hơn nhiều so với làm ruộng ở quê. Nhận thấy hiệu quả lớn từ nghề này, vào vụ nuôi 2003, anh mạnh dạn đầu tư 4 triệu mua 30 con rắn giống. Anh Trung cho biết: Đến tháng 11 sẽ bán lứa rắn này, dự kiến thu hơn 10 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 5 tháng ( từ tháng 5 đến tháng11), trừ chi phí anh thu lãi được 5 triệu đồng từ nuôi rắn.

Anh Trung cho biết thêm: Nuôi rắn có thu nhập cao trong khi việc chăm sóc lại rất đơn giản, bởi rắn là loài rất ít khi bị bệnh ( từ khi anh nuôi chưa một con rắn nào mắc bệnh ), thức ăn của rắn là chuột và cóc. Hơn nữa, rắn chỉ ăn 2 lần trong 1 tuần, mỗi vụ nuôi lại chỉ kéo dài 5 đến 6 tháng nên không tốn nhiều thời gian. Về chuồng trại, phải xây kiên cố bằng gạch, chia thành từng ô, mỗi ô nuôi một con ( Một chuồng rắn nuôi 30 con của anh Trung chỉ đầu tư hết 800 nghìn ). Và chuồng nuôi phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông vì rắn là loài máu lạnh.

Hiện tại, ở Nghĩa Dũng có 10 hộ nuôi rắn, nhà nuôi ít nhất là 16 con và nhiều nhất là anh Nguyễn Văn Bình nuôi 70 con. Theo anh Bình vụ nuôi năm nay sẽ đem về cho anh khoản lợi hơn 20 triệu đồng. " Nhận thấy nuôi rắn có hiệu quả kinh tế cao nên từ năm nay gia đình tôi đã chuyển từ làm ruộng sang nuôi rắn chuyên nghiệp" – anh Bình cho biết thêm. Còn ông Tạ Ngọc Vĩnh, Bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn thì hồ hởi "Nuôi rắn sẽ giúp cho bà con trong thôn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương".

Trước đây ở Nghĩa Dũng và nhiều thôn khác trong huyện, có rất nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán, không những vi phạm luật, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, đồng thời lại gây nên nạn chuột phá hại mùa màng trên diện rộng. Nhưng, nay nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán, làm giảm đáng kể nạn "giặc chuột". Tuy nhiên, rắn giống ở Nghĩa Dũng bây giờ vẫn có nguồn gốc tự nhiên, làm cho bà con không dám mở rộng sản xuất vì sợ vi phạm luật. "Chúng tôi cũng đã nhiều lần thử ấp trứng rắn, nhưng do thiếu kĩ thuật và kinh nghiệm nên không thành công" – anh Trung bức xúc tâm sự. Theo anh Trung ở nhiều địa phương nuôi rắn vùng Bắc bộ như: Hải Dương, Hưng Yên... họ vẫn có thể gây giống từ trứng rắn. Vì vậy, nếu được các cơ quan chức năng hỗ trợ về kĩ thuật, mô hình nuôi rắn hổ mang sẽ được mở rộng và phát triển tạo điều kiện làm giàu cho bà con nơi đây. Hơn nữa nguồn rắn hoang dã đang dần cạn kiệt cũng sẽ được bảo vệ.


Khu Nuôi Rắn Hổ Mang Giống Lớn Nhất Các Tỉnh Phía Bắc Khu Nuôi Rắn Hổ Mang Giống Lớn Nhất… Nuôi Rắn Hổ Mang Nuôi Rắn Hổ Mang