Tôm sú Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái (Rừng - Tôm) Kết Hợp

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái (Rừng - Tôm) Kết Hợp

Ngày đăng 17/12/2010

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái (Rừng - Tôm) Kết Hợp

Do trong quá trình nuôi tôm thải ra các chất hữu cơ với thời gian khá dài (gần 10 tháng) vì vậy chúng ta cần phải sên vét lớp bùn dưới đáy ao để tránh hiện tượng dơ đáy và phát sinh các khí độc như: NH3, H2S… đồng thời tạo nên lớp đất mới cho tảo và các sinh vật phát triển nhằm làm giàu dinh dưỡng trong ao và tạo thức ăn cho tôm

1. Cách thức sên vuông:+ Vét lớp bùn dưới đáy ao với bề sâu khoảng 20cm – 30cm  tránh vét quá sâu vì vùng đất ngập mặn có tầng phèn tiềm tàng hoạt động nằm cách mặt đất chỉ khoảng 50Cm.
+  Trong quá trình sên khi vét đến 1/3 chiều dài vuông ta sẽ vét sâu khoảng 40 – 60 Cm so với đáy ao với chiều dài khoảng 30-60m tùy theo chiều dài vuông tôm dài hay ngắn (Nếu trường hợp vuông tôm quá dài thì ta vét sâu 40cm - 60cm ở khoảng 1/3 vuông tôm và ở 2/3 vuông tôm), đồng thời vét sâu 40cm ở các góc ao. (Nhằm tạo nơi cư trú cho tôm khi ta xổ vuông đến cạn nước). + Trường hợp vuông quá cạn thì ta phải đưa cơ giới (xáng) vào cải tạo ao nuôi.


2. Xử lý nước: Sau khi sên vét đáy ao xong thì phèn, chất cặn bã… tích tụ ở đáy ao khá nhiều mà những chất này rất có hại đối với tôm trong quá trình nuôi. Vì vậy chúng ta cần phải xử lý nước cho đúng phương pháp nhằm làm sạch đáy ao như sau:
+ Đối với trường hợp sên vuông cạn dưới 30Cm bằng tay thì ta chỉ cần tháo nước ra vô nhiều lần cho đến khi đáy ao sạch nhằm tạo lớp phù sa bồi lắng để hạn chế và ngăn ngừa việc xì phèn từ đáy ao đồng thời tạo môi trường nước trong ao tốt và phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển.
+ Trong trường hợp vuông được cải tạo sâu > 40Cm bằng tay hoặc cơ giới (xáng) thì ngoài việc tháo nước ra vô nhiều lần ta còn phải kết hợp sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 15-20 kg/1000m3 nước và trong những cơn mưa đầu mùa thì ta bón 15-20Kg/1000m2 bờ bao nhằm tránh hiện tượng trôi phèn xuống ao làm giảm pH trong ao nuôi tôm.
Phương pháp lấy nước: Để rửa sạch phèn và các chất cặn bã dưới đáy ao sau khi sên hay trong khi nuôi tôm ta cần phải tạo dòng chảy trong ao cho thật mạnh trong vuông tôm bằng cách để cho mực nước bên ngoài vuông tôm cao hơn mực nước bên trong vuông tôm từ (7 tấc) 70cm - 1m thì ta mới tháo hết cống (giật hết bửng 1 lần) không hạ (xuống) Lú cho nước tống thật mạnh vào ao cho đến khi nước chảy giảm mạnh thì ta mới hạ(xuống) Lú. Khi xả nước ra ta chỉ việc xả bình thường đồng thời hạ (xuống) Lú để thu hoạch tôm.


3. Diệt cá tạp: 1.     Tùy trường hợp trong vuông có nhiều cá dữ hay không mà ta diệt cá bằng các hình thức sau: Sử dụng thuốc cá dây (không sử dụng saponin) với liều lượng 5-7kg/1000m3 nước (phải biết rỏ nguồn gốc dây thuốc cá), hoặc diệt cá bằng cách như: Câu, giăng lưới… Nên giữ lại các loài cá: Đối, Phi, Nâu… để làm sạch môi trường nước đồng thời có thêm thu nhập phụ.


4. Chọn giống: Chọn những con giống khoẻ không nhiễm Virut từ các trại sản xuất có uy tín. Tốt nhất nên thả tôm cỡ PL12- PL15. Phương pháp chọn giống như sau:


-    Phương pháp cảm quan: Tôm giống khoẻ có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn. Kích cỡ nhỏ nhất trên 1,2cm. Tôm bột đạt 15 ngày tuổi thường được gọi là PL15. Tôm  thon, dài, đuôi xoè hình quạt khi lội  râu khép  hình chữ V. Có thể đánh giá sức khoẻ tôm bằng cách dùng thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khoẻ sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước; tôm yếu sẽ bị gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khoẻ sẽ phản ứng búng nhảy nhanh; ngoài ra có thể kiểm tra bằng "sốc" độ mặn.


-    Phương pháp gây sốc bằng độ mặn: Lấy 100 con tôm giống và nước ở trại giống cho vào ½ ly nước và cho nước ngọt vào ½ ly nước còn lại để thời gian 45 phút – 1 giờ. Nếu tôm chết dưới 5 con thì có thể chọn giống đó về thả nuôi.
v Thả và luyện giống:
Luyện giống:
Điều quan trọng là chất lượng nước ở trong ao và nước trong túi đựng con giống phải gần giống nhau về độ mặn, nhiệt độ, độ PH,... Thông thường thì nước trong bao tôm và nước sẽ chênh lệch nhâu rất nhiều về nhiệt độ, độ măn, độ pH… Tốt nhất là trước khi thả giống xuống vuông tôm ta phải thuần độ mặn.

-      Phương pháp thuần (độ mặn, pH, nhiệt độ…)  tại nhà: Cho tất cả tôm và nước trong bao tôm vào thùng nhựa 60 lít sau đó ta lấy nước trong vuông tôm đổ (5 phút đổ 1 lít) vào thùng nhựa có chứa tôm giống, hoặc dùng bọc nước treo trên miệng thùng và cho nước chảy từ từ vào thùng. Đến khi nào nước đầy thùng thì ta có thể tiến hành thả tôm xuống ao nuôi tôm.


+ Ví dụ: vào mùa mưa đem 10 bao tôm giống về ta cho vào thùng 60 lít đồng thời lấy 40 lít nước trong vuông cho vào thùng 60 lít đang chứa tôm giống ( 5 phút đổ 1 lít) đến khi hết 40 lít nước trong vuông thì ta có thể tiến hành thả tôm xuống vuông.
Vào mùa nắng ta chỉ cần áp dụng phương pháp 1:1 ( trong bao tôm có bao nhiêu lít nước thì ta cho bấy nhiêu lít nước trong vuông tôm vào thùng thuần tôm). - Nếu tôm không có thuần (độ mặn, pH, nhiệt độ…) tại nhà thì khi đem giống về đến vuông nuôi tôm phải tiến hành thuần nhiệt độ bằng cách thả bao tôm giống xuống vuông khoảng 20-30 phút trước khi mở miệng bao.


Thả giống: Nên thả tôm trên gió, tốt nhất là thả tôm ở khoảng ½ chiều dài vuông tôm cho đến hậu vuông (để tránh lúc xả nước tôm giống bị cuốn trôi ra khỏi ao), thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối ( không thả tôm giống lúc trời mưa lớn).


Khuyến cáo: Nên thả giống 1 tháng 1 lần (số lượng giống nhiều ít tùy theo diện tích vuông của mỗi gia đình) để chúng ta có thể thu hoạch tôm được quanh vụ.
2.     Quản lý môi trường trong vuông tôm: Do hình thức nuôi tôm của ta là nuôi quảng canh rừng tôm kết hợp nên rất khó để quản lý các yếu tố như: Độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ, khí độc NH3 và H2S… vì vậy ta chỉ có thể quản lý được các yếu tố như: pH, độ trong và màu nước.


Trong vuông tôm là điều kiện tốt cho các loài vi sinh vật và tảo phát triển, vì vậy tùy theo loài tảo nào chiếm đa số thì sẽ làm cho màu nước khác nhau và cũng làm ảnh hưởng khác nhau đến tôm nuôi:

+       Nước màu vàng nâu: Chủ yếu là tảo khuê gây ra, đây là tảo làm thức ăn tốt cho tôm.
+       Nước màu xanh nhạt: do các loài tảo lục gây nên đây cũng là thức ăn tốt cho tôm +       Nước màu xanh đậm: do tảo lam gây ra, loại tảo này không tốt cho tôm sinh trưởng (tôm chậm lớn) và gây nên hiện tượng tôm có màu xanh. (Xử lý bằng cách thay 30-50% nước trong ao)
+       Nước có màu nâu đen: Do tảo giáp gây ra. Tảo này có thể làm cho môi trường nhiễm bẩn, rất có hại đối với tôm nuôi. (xả nước ra vô liên tục để làm sạch môi trường kết hợp với dùng vợt vớt các Lap Lap trong ao đem lên bờ). +       Nước màu vàng: Do tảo vàng gây nên, làm cho môi trường thiếu dinh dưỡng nên tôm sẽ chậm lớn và tỷ lệ sống thấp. (Xử lý bằng cách thay 30-50% nước trong ao và bón vôi CaCO3 với liều lượng 15- 20kg/1000m3 nước)
+       Nước trong suốt hoặc có màu vàng rỉ sét: Do đất phèn tạo thành nên pH rất thấp. Tảo ít phát triển, tôm thiếu thức ăn, chậm lớn và tỷ lệ sống thấp. (Dùng phương pháp thay nước ra vô liên tục để rữa phèn và chứa nước trong vuông thật cao để tảo phát triển) Để ổn định chất lượng nước trong ao tôm tao cần phải chú ý đến nguồn nước lấy vào, không lấy nước vào ao khi nước ngoài kênh (sông) quá “cáu đục”, phải xả nước mặt trong vuông tôm đồng thời bón vôi CaCO3 15-20kg/1000m2 trên bờ bao vào những lúc trời mưa lớn. Tốt nhất nên sử dụng vôi CaCO3 với liều lượng 15- 20kg/1000m3 sau khi kết thúc đợt thu hoạch nhằm diệt tạp, khử trùng, kích thích tảo phát triển và để tránh tôm có thể bị sốc do pH thay đổi.


3.     Quản lý thức ăn trong vuông tôm: Do ta nuôi dưới hình thức rừng tôm kết hợp với mật độ dưới 15 con/m2 nên ta không sử dụng thức ăn viên (công nghiệp) mà ta chỉ sử dụng nguồn thức ăn cho tôm chủ yếu là thức ăn tự nhiên (tảo và các vi sinh vật phù du) sẵn có trong vuông tôm. Để bổ sung thức ăn cho tôm nuôi ta có thể cho vào vuông tôm các loại lá cây như: lá Đước, lá Mắm (có hàm lượng đạm cao nhất), Dà, Giá, cỏ dại, dây leo… Vì vi khuẩn phân hủy các loại lá này là thức ăn tốt cho tôm nuôi, đồng thời đây cũng là nguồn phân xanh giúp cải thiện màu nước trong vuông tôm và tạo điều kiện cho các loài tảo có lợi sinh trưởng và phát triển. Nhưng cần phải lưu ý nếu thả các nhánh cây này quá nhiều với mật độ dày, sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước và môi trường vuông tôm sẽ bị ô nhiễm do thối nước, vì vậy ta chỉ cho các lá cây vào ao tôm với mật độ hợp lý (15-30 m cắm 1 nhánh dọc theo chiều dài kênh mương).

4.     Quản lý dịch bệnh: Đây là một trong những việc rất khó trong quá trình nuôi tôm rừng, vì ta nuôi với mật độ thấp trong diện tích rộng nên không thể dựa vào các phương pháp xử lý bằng thuốc và hóa chất mà ta chỉ vận dụng qui trình sinh học và cơ học vốn có ở trong vuông tôm và khống chế dịch bệnh qua các yếu tố đầu vào. ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số lưu ý để người nuôi tôm có thể hạn chế được dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm:
+   Cải tạo vuông đúng kỹ thuật
+   Chọn và thả những giống tốt +   Vận dụng phương pháp lấy và xổ nước qua cống xổ( nêu ở mục 1) để làm sạch môi trường nước.
+   Trong trường hợp tôm gặp sự cố ta phải hạ thấp mực nước trong vuông tôm xuống còn 1/3 trong thời gian từ 15-30 ngày đồng thời dùng phương pháp thủ công (lượm, nhặt các con tôm bệnh) nhằm để tránh lây lan dịch bệnh.

5.     Thu Hoạch và bảo quản tôm sau thu hoạch:
*    Thu hoạch:Sau khi tôm đạt từ 4-5 tháng tuổi thì tôm sẽ di chuyển ra biển theo chu kỳ sinh trưởng của tôm, dựa vào yếu tố này mà ta có thể thu hoạch tôm bằng các hình thức như: đặt đuôi chuột, xổ tôm qua cống xổ… Nhưng để có thể thu hoạch cũng như lấy và xả nước theo ý muốn thì ta cần phải chú trọng vào việc làm cống xổ  như sau:
+ Nên đổ cống xổ bằng bê tông cốt thép, chiều dài của cống càng dài càng tốt (tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình) nhưng chiều dài tối thiểu của cống xổ là 12m.
+ Chiều dài tối thiểu bên ngoài (phía đuôi lú nằm trên cống khi xổ) phải dài hơn chiều dài của lú xổ tôm nhằm để tránh tình trạng “Treo Lú” khi xổ tôm thu hoạch.( chiều dài từ rảnh Lú đến cuối miệng ngoài của cống ít nhất là 8m)   + Để có thêm các giống loài khác vào vuông sinh sống ta phải lấy nước vào ban đêm, cho các ấu trùng: tôm thẻ, tôm bạc, tôm chì (đất), cá, cua… theo dòng nước vào vuông tôm. (phương pháp lấy nước và xổ vuông giống như phương pháp đã nêu ở mục 1)
Khuyến Cáo:  Thời gian thu hoạch nên bắt đầu từ ngày 12 Âm lịch (hoặc ngày 28 Âm lịch) sau 2 ngày xổ tôm ta nên nghỉ xổ từ 1-2 ngày (để cho tôm lột có thời gian làm vỏ) sau đó xổ tiếp đến khi nào nước ngoài kênh (Sông) “cáo đen” thì ngưng thu hoạch.
*    Bảo quản tôm sau thu hoạch:
-      Khi thu hoạch tôm lên bờ, đổ tôm lên bạt nilon để phân loại tôm, cua, cá… ra từng loại riêng biệt.
-      Sau khi phân loại rửa tôm lại bằng nước sạch. -      Vớt nhẹ tôm ra và đưa tôm vào thùng xốp cách nhiệt để muối tôm với tỷ lệ 1 tôm 1 đá.
Chú ý: các thao tác lựa tôm, muối tôm… phải thật nhẹ nhàng, tránh trường hợp bị long đầu, xây xác. Chỉ cần chúng ta vận  dụng tốt các giải pháp kỹ thuật này trong môi trường thiên nhiên rất thuận lợi ở vùng rừng ngập mặn thì bà con có thể nuôi tôm được quanh vụ để tăng thêm thu nhập. ( thay vì phương pháp nuôi truyền thống chỉ từ 1-2 vụ)


*    TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯA TẠP CHẤT VÀO TÔM NGUYÊN LIỆU. *    KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ BẢO QUẢN TÔM NGUYÊN LIỆU.
*    TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP.


Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1) Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú (Phần 1) Nuôi Tôm Sú Thu Nữa Tỷ Đồng Trên Năm Nuôi Tôm Sú Thu Nữa Tỷ Đồng Trên…