Kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi
Bài viết cung cấp những biện pháp kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi để bà con tham khảo.
Nuôi cá lồng bè ở Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh
I. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi:
1. Đối với nuôi lồng
- Vệ sinh lồng nuôi và môi trường xung quanh khu vực nuôi cá.
- Đảm bảo chất lượng khi cá giống thả ra lồng.
- Đảm bảo chế độ ăn cho cá ( chất lượng, số lượng).
- Tăng cường sức đề kháng cho cá ( cho cá ăn thuốc phòng và bổ sung Vitamin C ).
- Tính toán thời vụ thích hợp để chuyển cá ra lồng nuôi.
- Thay đổi tỷ lệ nuôi hợp lý.
- Ngư cụ hợp lý khi thu hoạch.
2. Đối với nuôi Ao hồ nhỏ
* Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:
- Nguồn nước lấy vào ao phải sạch;
- Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp;
- Trước khi thả cá tháo cạn nước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 - 15 kg cho 100 m2;
- Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.
* Tăng sức đề kháng cho cá:
- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.
- Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.
- Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.
* Ngăn ngừa bệnh:
- Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng n¬ước muối nồng độ 2 - 3% trong 10 -15 phút.
- Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 - 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày trước khi sử dụng.
- Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 - 2 kg vôi cho 100m3 nước ao).
Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của nước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH) hoặc bộ test kít có bán trên thị trường.
- Dùng thuốc phòng bệnh cho cá vào trước mùa xuất hiện bệnh.
Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá
* Môi trường sống bao gồm các yếu tố lý, hoá học, nhiệt độ, ô xy, CO2, NH3 và độ trong của nước.
* Tác nhân gây bệnh:
- Vi rút, vi khuẩn.
- Nấm, ký sinh trùng.
a. Cá mắc bệnh khi có đủ các yếu tố sau:
- Môi trường ô nhiễm
- Trong môi trường có mầm bệnh.
- Sức đề kháng của cá yếu.
b. Tác động của con người đến các nhân tố trên:
- Cải tạo được môi trường nơi đặt lồng( vệ sinh lồng và xung quanh lồng).
- Hạn chế mầm bệnh: Mua cá sạch bệnh, không bị xây xát, dị hình.
- Tăng sức đề kháng cho cá, cho cá ăn đủ chất, đủ lượng.
2. Cách dùng thuốc để phòng và trị bệnh cá
Để phòng và trị bệnh cá có thể bôi hoặc tiêm thuốc cho cá, treo túi thuốc hoặc xử lý trực tiếp thuốc, trộn thuốc vào thức ăn và tắm cho cá.
Bệnh cá | Thuốc | Cách sử dụng |
1. Bệnh nấm thủy mị | Formalin | Tắm cho cá |
2. Hội chứng lở loét | Vôi | Vệ sinh ao |
3. Bệnh thích bào tử trùng | Vôi | Vệ sinh ao |
4. Bệnh trùng bánh xe | Nước muối, CuSO4, Formalin | Tắm cho cá |
5. Bệnh trùng quả dưa | Formalin, Fungicide-MG | Phun xuống ao |
6. Bệnh sán lá đơn chủ | Thuốc tím, Formalin | Tắm cho cá |
7. Bệnh trùng mỏ neo | Lá xoăn, thuốc tím | Bón cho ao, Tắm cho cá |
8. Bệnh rận cá | Thuốc tím | Tắm cho cá |
9. Bệnh đốm đỏ lở loét ở cá trắm cỏ | Thuốc tiên đắc, Vitamin C, thuốc kháng sinh | Trộn vào thức ăn cho cá ăn |
10. Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ | Thuốc tiên đắc, Vitamin C | Trộn vào thức ăn cho cá ăn |
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ