Khoai môn Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai môn

Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai môn

Tác giả TS. Nguyễn Viết Hưng, ngày đăng 24/09/2016

Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất khoai môn

Xuất xứ của công nghệ: Công nghệ được nghiên cứu và xây dựng từ kết quả nghiên cứu nhiều năm ở các vùng trồng khoai môn chủ yếu của tỉnh Bắc Kan và tỉnh Yên Bái.

4. Một số thông tin và đặc điểm chính của quy trình

4.1. Thời vụ trồng

4.1.1. Đối với đất ruộng.

- Trên đất ruộng có thể trồng sớm hơn đất đồi núi để tận dụng mùa vụ và thời gian sinh trưởng của khoai nhằm đạt năng suất và chất lượng cao.

- Bắt đầu trồng từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 2- 3 dương lịch.

4.1.2. Đối với đất đồi núi

Đây là diện tích đất trồng khoai hoàn toàn nhờ vào thiên nhiên, độ ẩm đất phụ thuộc vào lượng mưa từng năm. Nên thời vụ trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên khoai trồng càng sớm gặp điều kiện thời tiết thuận lợi càng cho năng suất cao (vì khoai tận dụng được thời gian sinh trưởng dài).

4.2. Kỹ thuật chọn đất và làm đất

4.2.1. Kỹ thuật chọn đất

 Chọn những ruộng màu hoặc ruộng một vụ lúa, cao ráo thoát nước, không bị ngập úng về mùa mưa nhất là vào tháng 8, 9 khi cây khoai xuống dọc. Đối với nương rẫy, chọn nơi đất tốt, tầng đất dầy không lẫn sỏi đá, đất có độ dốc < 200 .

4.2.2. Kỹ thuật làm đất.

- Đối với đất ruộng: Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Cày sâu 15 - 20 cm và bừa kỹ. Lên luống rộng từ 1,2 - 1,4 mét; giữa 2 luống để một rãnh thoát nước rộng 0,4 mét. Khi lên luống không cần vun luống cao ngay tránh tình trạng thiếu đất vun khoai sau này (chiÒu cao luèng 25 – 35cm). Cuốc hốc theo 2 hàng so le, hốc cách hốc 60 cm. Mỗi luống 2 hàng.

- Đối với đất nương rẫy: Trước Tháng 01 dương lịch, dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Cuốc hốc khoảng cách 60 –70cm, kích thước hốc 20 x 20 cm đảm bảo mật độ 28.000 - 32.000 cây/ ha.

4.2.3. Xử lý đất

- Sau khi cuốc hốc dùng vôi bột rắc xung quanh hốc một lớp mỏng trước khi trồng khoai 15 - 20 ngày.

- Dùng thuốc Basudin xử lý đất bằng cách rắc 0,5 kg/sào (360 m2) để hạn chế sâu bệnh hại.

4.3.Chọn giống

- Chọn giống: sau khi thu hoạch vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch. Chọn củ cấp 2 để làm giống, chọn những củ có đường kính ngang từ 3 - 4 cm, củ tròn. Không chọn những củ có cuống quá dài. Mỗi kg củ giống khoảng từ 45 - 60 củ, củ quá to hay quá nhỏ đều không tốt.

4. 4. Mật độ khoảng cách trồng

Mật độ trồng: Đối với đất ruộng trồng 30.000 – 32.000 cây/ha. Đất đồi trồng 28.000 – 30.000 cây/ha.

Khoảng cách: Đất ruộng trồng khoảng cách 60cm x 70cm. Đất đồi 60cm x 60cm.

4.5. Liều lượng và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón: 10 -15 tấn phân chuồng ; 60kgN; 60kg P2O5; 80Kg K2O  +  1000 Kg vôi bột/ha.

Tương đương: 360 kg đến 540kg phân hữu cơ  +  4,5 kg đạm Urê + 13 kg supelân + 4,5 Kg Kaly clorua/ 1 sào (360m2)

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ số phân chuồng, phân lân và vôi + 2,5 Kg đạm Urê  + 2,5 Kg Kaly clorua.

+ Phân chuồng bón theo hốc. Khi bón phân cần để phân xung quanh hốc hoặc để giữa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên ( không để củ giống tiếp xúc với phân).

+ Bón thúc lượng phân còn lại khi làm cỏ đợt 2 sau trồng 50 - 65 ngày, rắc phân xung quanh hốc và vun đất vào gốc lấp kín phân bón.

4.6. Kỹ thuật trồng

- Đặt củ giống theo phương thẳng đứng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín củ giống, lấp một lớp đất dầy khoảng 3 - 5 cm, lấp quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm sau này. Khi trồng nên để lại một lượng giống nhất định để trồng dặm khi khoai mọc không đều.

4. 7. Kỹ thuật chăm sóc

4.7.1. Trồng dặm

- Trong vòng 1 tháng sau trồng chú ý trồng dặm để đảm bảo mật độ khoảng cách theo quy định. Đối với đất đồi núi, không dùng những củ đã có mầm mọc quá dài 10cm để trồng dặm vì đất khô mầm và rễ sẽ héo ảnh hưởng đến quá trình mọc của cây. Đối với đất ruộng có thể dùng cả những củ đã có mầm dài hoặc những cây đã mọc để dặm.

4.7.2. Làm cỏ

 Làm cỏ đợt 1: tiến hành làm cỏ khi cây có 2 - 3 lá. Lúc này cây khoai mới mọc nên bộ rễ chưa phát triển. Vì vậy khi làm cỏ lưu ý chỉ dùng cuốc xới nhẹ trên bề mặt đất để tiêu diệt cỏ dại, tuyệt đối không cuốc sâu ảnh hưởng đến bộ rễ.

Làm cỏ đợt 2, kết hợp vun cao: Khi cây có 4 - 5 lá kết hợp bón thúc lượng phân bón còn lại. Lúc này cây đã sinh trưởng phát triển mạnh. Dùng cuốc xới nhẹ xung quanh gốc và vun đất vào gốc. Đối với đất ruộng cần vun luống cao vào thời điểm này khi cây chưa quá tốt.

Làm cỏ đợt 3: sau trồng 5 tháng. Cây khoai đã mọc tương đối tốt, lưu ý phải tỉa bớt nhánh đẻ của khóm khoai, mỗi một khóm chỉ nên để 1-2 nhánh. Quá trình tỉa nhánh phải tiến hành liên tục thường xuyên vì tập tính của cây khoai đẻ nhánh nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất củ cái sau này. Trong quá trình tỉa nhánh cần tỉa bớt những lá già úa vàng.

4.8. Phòng trừ sâu bệnh

Cần theo dõi thường xuyên để pháp hiện sâu bệnh kịp thời, có biện pháp phòng trừ thích đáng.

Chú ý phát hiện và phòng trừ  các loại sâu bệnh chính là: Sâu xanh , bọ cánh cứng hại lá, rệp sáp và bệnh thối nhũn thân lá do nấm.

Sử dụng đúng thuốc và theo hướng dẫn của thuốc ghi trên bao bì đóng gói.

4. 9. Thu hoạch và bảo quản

- Cần thu hoạch đúng theo thời gian sinh trưởng của giống (thường thu hoạch tốt nhất vào tháng 11 – 12 dương lịch)

- Thu hoạch xong cần để nơi thoáng mát và đưa vào bảo quản.

5. Địa bàn đã triển khai:

Một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Bắc Kạn và Yên Bái đã được hàng nghìn hộ nông dân áp dụng quy trình.

6. Địa bàn có thể áp dụng:

Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có diện tích trồng khoai môn.


Hướng dẫn qui trình trồng, chăm sóc khoai môn KM1 Hướng dẫn qui trình trồng, chăm sóc khoai…