Bầu bí Kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Tác giả Bùi Minh, ngày đăng 13/06/2019

Kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Cây Bí xanh một trong những cây trồng chủ lực trong vụ đông hiện nay bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao.

Để trồng bí đúng kỹ thuật, cho năng suất cao Kỹ sư Trần Thị Doanh - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình hướng dẫn một số lưu ý trong kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông trên chân đất hai lúa giai đoạn đầu như sau:

1. Thời vụ

Bầu bí là cây ưa ấm, Vì vậy vụ đông nên tranh thủ thời vụ gieo được càng sớm càng tốt. Bà con nên đưa bầu ra ruộng trước ngày 10/10/2018.

2. Giống 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại như giống bí xanh số 1, bí xanh số 2,…Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15 - 20g, đảm bảo từ 320 - 350 cây/sào. 

3. Chăm sóc bầu

 Đến thời điểm này một số địa phương đã tra hạt vào bầu, để cây con phát triển khỏe bà con cần chú ý chăm sóc bầu như sau:

- Bà con nên dùng lưới đen để che nắng và nilon trắng che mưa cho bầu. Thường xuyên tưới đủ ẩm.

- Dùng lân pha loãng để tưới cho cây con giúp bộ rễ phát triển tốt

- Để phòng chống sâu bệnh hại cây tốt nhất cứ 4 - 5 ngày tưới hoặc phun1 lần bằng thuốc validacin, Anvil,…và trước khi trồng ra ruộng 1 -2 ngày nên phun thuốc sâu kết hợp với thuốc Validacin.

- Nếu chưa giải phóng được ruộng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây con bằng lân super pha loãng để tưới hoặc phun các loại phân quá lá, chế phẩm sinh học như KH 

4. Kỹ thuật làm đất trồng

 Cần chọn đất trồng bí ở nơi cao ráo, dễ thoát nước

 - Đối với ruộng giải phóng đất sớm bà con lên luống rộng khoảng 4 m, vét rãnh sâu 25 - 30 cm, rộng 30 - 40 cm, bố trí theo hướng nước chảy để tiện tháo nước

 - Đối với ruộng chưa giải phóng được đất: Bà con cần tháo cạn nước trước khi đưa bí ra trồng. Cứ khoảng 4 m gặt 5-6 hàng lúa (đã cấy bằng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn) sau đó cuốc một đường ở giữa để tạo rãnh, đồng thời lấy đất phủ xung quanh bầu và lấp phân sau này, hai bên rãnh là 2 mép luống trồng 2 hàng bí để khi bí ngả ngọn bò quay ngọn về giữa luống. 

Lưu ý: Chọn vị trí cao nhất để đặt bầu nổi lên trên mô đất, không nên đặt bầu sát với mặt ruộng.

Tranh thủ thời vụ đưa cây ra ruộng càng sớm càng tốt nhưng trên những ruộng sau 7-10 ngày lúa sẽ được thu hoạch để thuận tiện cho việc chăm sóc cây.

5. Phân bón lót 

Đối với bí xanh càng nhiều phân chuồng hoặc các loại phân hoai mục thì càng tốt. Mỗi sào cần bón lót: 3 - 4 tạ phân chuồng hoặc 10 - 12 kg phân vi sinh Azotobacterin; 15 - 20 kg lân; 2-3 kg đạm. 

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh + lân + đạm.

Trong trường hợp gặp mưa to, đất ướt có thể để phân đạm hoà tưới sau trồng. 

Có thể bón lót bằng các loại phân NPK dễ tiêu cây hấp thụ ngay như NPK 5:10:3, lượng 20 - 25 kg/sào 

Bà con nên bón thêm 15 - 20 kg vôi bột để hạn chế nấm bệnh và giúp vỏ bí cứng chắc, bảo quản được lâu hơn

- Vì rễ bí ăn ngang, nên phân lót cần đựơc bón xung quanh bầu. Trước khi đặt bầu cần lót một lớp đất bột. Tuyệt đối không đặt bầu trực tiếp lên phân.

6. Kỹ thuật trồng cây ra ruộng

- Sau khi bón phân lót xong, bà con tiến hành trồng 2 hàng cách mép luống 25 - 30 cm, sao cho cây × cây 30 - 35 cm, đảm bảo mật độ 320 - 350 cây/sào

- Khi trồng cần làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, đứt rễ  


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh - vụ Đông 2022 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí… Khoa giáo kỹ thuật chăm sóc bí xanh vụ đông giai đoạn đầu Khoa giáo kỹ thuật chăm sóc bí xanh…