Cà chua Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Lai F1

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Lai F1

Ngày đăng 23/12/2012

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Lai F1

1. Chuẩn bị đất

Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt. Nếu trồng vào mùa mưa phải lên líp cao để cà chua phát triển tốt. Nếu độ pH đất dưới 6 phải xử lý thêm vôi để độ pH tăng lên từ 6 – 6,5.

2. Khoảng cách, mật độ

- Trồng vào mùa nắng: hàng đôi cách hàng đôi từ 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,5m và cây cách cây trên hàng 0,5m. Mật độ trồng từ 2.100 – 2.300 cây/1.000m2.

- Trồng vào mùa mưa: hàng cách hàng khoảng 1,2m, cây cách cây trên hàng 0,45 – 0,5m. Mật độ trồng từ 1.700 – 1.800 cây/1.000m2.

3. Giống

Công ty Trang Nông có các giống cà chua F1 TN 52, F1 TN 448, F1 TN 507, F1 TN 148, F1 TN 705, F1 TN 148, F1 TN 323, cá cherry F1 TN 84.

Các giống cà chua lai F1 của công ty Trang Nông nêu trên có thể trồng quanh năm, nhất là vào mùa mưa như ở các vùng miền Tây, miền Đông Nam Bộ, Miền Trung, Tây Nguyên. Thời gian bắt đầu thu hoạch từ 65 – 75 ngày sau khi trồng tùy giống, tùy khí hậu, đất đai. Thời gian thu hoạch kéo dài (từ bắt đầu thu hoạch đến chấm dứt thu hoach) tùy giống: giống phát triển vô hạn từ 35 – 45 ngày, giống phát triển hữu hạn từ 25 – 30 ngày.

4. Ngâm ủ hạt giống

- Lượng giống thường dùng cho 1.000m2 (tùy thuộc vào mật độ, hạt to hay nhỏ, tỷ lệ nảy mầm. Thông thường 1 gói hạt giống 5 gram có từ 1.500 – 2.000 hạt. Trình tự ngâm ủ như sau: phơi nắng lô) hạt từ 1 – 2 giờ, ngâm trong nước ẩm không bị phèn mặn (2 sôi + 3 lạnh), thời gian từ 6 – 10 giờ, vớt hạt để ráo nước, đổ hạt vào khăn ẩm (đã vắt ráo) gói lại, cho gói hạt vào bao nylon (polyethylene), cột kín miệng chống bốc thoát hơi nước, đem ủ ở nhiệt độ từ 26 – 29 độ C, thời gian ngâm ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm.

- Gieo: khi hạt cà chua vừa nhú mầm nên gieo ngay vào bầu đất, những hạt chưa nảy mầm nên ủ lai, gieo hạt cạn 0,3 cm sau đó rải phân đất nhuyễn lấp hạt một lớp đất mỏng. Thành phần đất vô bầu thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2% lân + 0,2 đến 0,5% vôi bột.

- Khi cây con được 2 – 3 lá thật (lá nhám) có thể đem trồng. Trước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuoc1 BVTV như Thane M 80WP, Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME. Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều. Sau khi trồng dùng phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc hòa vào nước tưới cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

5. Phân bón

- Kết hợp làm cỏ, bón phân, vun gốc, lượng phân bón sử dụng tùy thuộc vào đất tốt hay xấu…Lượng phân bón sử dụng thông thường là: 1000kg NPK 20-20-15 hoặc phân bón tương đương gồm 43kg DAP 26kg Ure và 30kg KCI bón cho 1.000m2

- Lịch bón:

DIỄN GIẢI Phân hữu cơ (tấn) Vôi (kg) NPK (kg) KCI/K2SO4 (kg) Nếu có bánh dầu (kg) Nếu có phân bột cá mục (kg)
1. Bón lót 3 - 4 100 - - 10 10
2. Bón thúc lần 1 (7 – 10 ngày sau khi trồng) - - 5 - 10 10
3. Bón thúc lần 2 (20 – 25 ngày sau khi trồng) - - 15 1 1-0 10
4. Bón thúc lần 3 (35 – 45 ngày sau khi trồng) - - 20 1 - -
5. Bón thúc lần 4 (50 – 60 ngày sau khi trồng) - - 20 1 - -
6. Bón thúc lần 5 (65 – 75 ngày sau khi trồng) - - 20 1 - -
7. Bón thúc lần 6 (80 – 90 ngày sau khi trồng) - - 20 1 - -
Tổng cộng 3 - 4 100 100 5 30 30

Ghi chú: xen kẽ các lần bón phân, có thể phun phân vi sinh phun lá Bảo Đắc bổ sung 15 ngày / lần. Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây cà chua mà có thể tưới phân bổ sung giữa 2 lần bón phân: Ure, DAP, NPK…Đối với giống dạng cây phát triển vô hạn cần thêm số lần bón thúc lần thứ 7, thứ 8 để giống đạt năng suất cao nhất.

6. Tưới nước, tỉa nhánh, cắm cây đỡ

Hàng ngày nên tưới nước đủ ẩm cho cây phát triển tốt, tránh làm ướt lá, hoa, trái.

- Mục đích tỉa nhánh và tỉa trái để cho năng suất cao nhất và trai thương phẩm loại 1 đạt tỷ lệ cao. Tỉa nhánh có 2 trường hợp:

+ Ở cây phát triển hữu hạn, tỉa bỏ những cành tược gần gốc, những cành ốm yếu không hữu hiệu.

+ Ở cây phát triển vô hạn, tỉa bỏ tất cả các cành tược (nhánh) và chỉ giữ lại thân chính.

- Khi tỉa cành cần phải loại bỏ sớm tược mới nhú ra khoản 1 – 2cm là tốt nhất, dùng tay bấm ngọn.

- Khi cà chua đã đậu trái khoảng ngón tay nên chọn những trái đẹp, đều, giữ lại 5 – 6 trái/chùm tùy giống để độ lớn trái đồng đều và đẹp

- Dùng cây le cắm dọc hai bên của hàng cà, dùng dây nilon dăng hai hoặc ba tầng tùy giống cà để cố định đỡ cây cà, khi cây có trái cũng không bị ngã, hạn chế thất thu sản lượng.

7. Phòng trừ sâu bệnh

LOẠI SÂU TRIỆU CHỨNG NƠI BỊ THIỆT HẠI BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
1. Sâu xanh đục trái Sâu đục trái làm trái bị rụng, thối trái. Thianmectin 0.5ME,…
2. Sâu khoang Ăn lá, trái , bông Thianmectin 0.5ME,…
3. Sâu vẽ bùa Đọc lòn dưới mặt lá làm lá dễ nhiễm bệnh Thianmectin 0.5ME,…
4. Sâu xám Ăn lá, trái, bông Thianmectin 0.5ME,…
5. Rầy mềm, rầy bông Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm xoăn lá. Thianmectin 0.5ME, Nockthrin,…
6. Bệnh sương mai Vết bệnh có màu xanh, đầu lá, mép lá chuyển màu nâu tối. Bệnh nặng phát tán lây lan qua hoa trái. Thane-M 80 WP, No Mildew 25 WP, Marthian 90 SP

7. Bệnh héo rũ (chết xanh)

a. Do vi khuẩn

b. Do nấm

c. Do nấm

a. Lúc đầu chỉ vài lá, ½ cây rồi toàn cây, cây héo chết đột ngột mà cây vẫn còn xanh.

b. Bệnh phát triển từ lá gốc rồi dần lan rộng lên trên. Thân cây bó mạch có màu nâu, bệnh thường xảy ra vào thời kỳ cây ra hoa trở đi.

c. Khi cây bắt đầu ra hoa kết trái, gốc thân có vết màu nâu hơi lõm vào, lá bị héo rũ, là gốc héo vàng trước, cây chết dần.
a. Trồng giống kháng bệnh, xử lý đất Marthian 90 Sp

b. Marthian 90 SP, Thane-M 80WP, Forwanil…jbvl jhvhgk

c. Thane-M 80WP, Bavisan 50WP

d. Vi sinh tưới rễ Bảo Đắc
8. Bệnh đốm nâu do nấm Vết bệnh ban đầu màu vàng nhạt nhỏ, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh to dần và lan rộng làm cho lá bị khô. Bệnh thường xuất hiện ở những lá già dưới gốc rồi lan lên trên. Phòng trừ những bệnh sương mai
9. Bệnh đốm vòng do nấm Vết bệnh trên lá có hình tròn hay hơi tròn với những vòng tròn đồng tâm giới hạn bởi gân lá. Bệnh nặng phát triển qua bông trái. Phòng trừ như bệnh sương mai
10. Bệnh nấm hạch Ở gốc thân có nốt sần sùi vô định hình làm hại mạch dẫn và cây có thể bị chết Bón thêm KCI, vun gốc. Phun thuốc No Mildew 25WP, Marthian 90SP
11. Bệnh chết héo cây con Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân làm cây chết nhanh Giảm tưới nước. Phun thước No Mildew 25WP, Marthian 90SP, tưới vi sinh tưới rễ Bảo Đắc.
12. Bệnh xoăn lá Cây lùn, trái nhỏ, lá màu xanh đậm, dày, xoăn dị dạng Bón phân cân đối, diệt trừ côn trùng môi giới truyền bệnh rầy đen, rầy trắng…
13. Bệnh thối đỉnh quả Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở đỉnh trái xanh có màu xanh đậm sau đó lan ra đến nữa trái bi thối rụng đi Bón phân cân đối NPK, không bón phân chuồng tươi, bón đủ vôi.
14. Bệnh sinh lý

a. Thối trái

b. Nứt trái
a. Vết bệnh thâm đen từ trong ruột ra ngoài đít trái non, vết bệnh đen lõm, gây rụng trái.

b. Trên trái chín có đường nứt làm trái dễ rụng, làm mất chất lượng sản phẩm.
a. Bón đủ vôi, Bo, tưới đủ nước. Phun acid Boric 0,5 – 1%, hoặc Food-MX4.

b. Chọn giống trái có vỏ dày cứng, bón phân và tưới nước đầy đủ, giảm bón phân lúc gần thu hoạch.

Ghi chú:

- Cần thay đổi thuốc thường xuyên, không phun một loại thuốc liên tiếp, nhiều lần.

- Cần xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

- Luân canh cây trồng hợp lý.

- Vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành gần gốc, cắt bỏ lá già, tàn dư để cho thông thoáng gốc cà.

- Phun thuốc phòng trừ định kỳ.

- Nhổ bỏ cây bệnh đem đốt, tiêu hủy hoặc đem ra xa đám ruộng, rắc vôi vào chỗ cây mới nhổ.

8. Thu hoạch

- Nếu vận chuyển xa và để lâu nên thu hoạch trái cà chua gần chín, lúc này trái chuyển màu từ xanh sang màu trắng (trái già chuẩn bị chín).

- Nếu vận chuyển gần nên thu hoạch lúc trắng chuyển sang màu đỏ nhạt.

- Sau khi thu hoạch nên bảo quản trái nơi khô ráo, thoáng mát.

Các giống cà chua lai F1 không nên để giống lại cho vụ sua vì sẽ giảm năng suất, dạng trái không đồng đều và không kháng sâu bệnh.


Kỹ Thuật Trồng Cà Chua PT18.50 Kỹ Thuật Trồng Cà Chua PT18.50 Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo…