Kỹ thuật trồng cà tím F1 Tigon 501, 502
2.Chuẩn bị vườn ươm:
+ Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.
+ Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 từ 30 - 40 gr. Hạt cần được xử lý bằng nước ấm trước khi gieo.
+ Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
3. Chuẩn bị đất, trồng cây:
- Trước khi trồng cà Tím đất phải cày bườ kỹ,nhặt sạch tàn dư thực vật,phun phòng trừ cỏ dại,sâu bệnh hại,lên luống
- Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các cây thuộc họ khác.
- Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước.
- Lên luống rộng 1,2 m-1,4m, cao 20-25 cm.(Trồng hàng đôi), rộng 0,6-0,7 m luống đơn
- Khoảng cách trồng: Hàng đôi Cây cách Cây 70cm,hàng cách hàng 80 cm
Hàng đơn Cây cách cây 70cm hàng cách hàng 140cm
- Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 25-35 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.
4. Chăm sóc:
- Khi cây mới đưa ra trồng ngày tưới 1-2 lần trong ngày,khi cây trồng trong 10 ngày đầu cần dặm những cây bị chết hoặc bị gãy ngang
- Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục,Lân,Phân đạm và kali một lượng nhỏ 1,5kg/360m2
- Bón thúc lần thứ nhất khi cây trồng khoảng 10-15 ngày: Đạm 1,5kg,Kali 1,5kg
- Bó thúc lần 2 khi cây trồng khoảng 25-30 ngày : Đạm 2kg,Kali 2kg
- Bó thúc lần 3 khi cây chuẩn bị ra hoa: Đạm 2kg,Kali 2kg
- Bó thúc lần 4 khi cây trồng ra quả con rộ: Đạm 2kg,Kali 2kg
- Bón bổ sung sau mỗi lần thu hái: 1-1,5kg Đạm ,1-1,5kg Kali
* Trong qua trình chăm sóc thu hái phải tỉa bỏ những quả vẹo,sâu đục,những lá vàng ghìa có bệnh,phun phòng trừ sâu ,bệnh
* Tưới nước và tỉa cành:
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cây cà sau khi mọc được hơn 10 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
5. Phòng trừ sâu bệnh
a. Các loại sâu hại chính:
* Sâu xanh đục trái,sâu ăn lá,sâu xám,rầy xanh hại
Phòng trừ: dùng các thuốc có hoạt chất :Cypermetherin,Fipronil,Ampemectin,Emamectin…
b. Các loại bệnh hại chính:
* Bệnh lở cổ rễ, bệnh chết xanh, vi khuẩn gây hại
Cách phòng trừ:
- Cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây.
- Sử dụng các giống kháng bệnh.
- Kịp thời phát hiện sớm và loại bỏ những cây bị bệnh, đem xa khỏi ruộng và tiêu hủy. Để hạn chế sự lây lan của bệnh, có thể dùng các loại thuốc như Kasugamycin (Kasumin 2L), Ridomil,Than-M,No Mildew 25wp,Rampart 35sc
* Bệnh đốm nâu: Do nấm Cladosporium fulvum Cke gây ra.
Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.
Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm 90-95%, nhiệt độ 22-250C. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.
Phòng trừ:
- Thu dọn tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch.
- Luân canh cà với các cây trồng khác họ.
- Dùng các loại thuốc Mancozeb (Dipomate 80 WP), Bordeaux + Zineb (Copper-zinc 85WP), Mancozeb+Metalaxyl ( Ridomil Gold 68 WP),Than-M,No Mildew,Rampart 35sc… để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
* Khi dung thuốc BVTV nên tuân thủ theo 4 đúng: Đúng thuốc,Đúng thời điểm,Đúng nồng độ,Đúng cách phun.
Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ, khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch .
6. Thu hoạch
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ