Cà pháo Kỹ thuật trồng cây cà pháo trên đồng ruộng

Kỹ thuật trồng cây cà pháo trên đồng ruộng

Tác giả Rau Sạch 5s, ngày đăng 20/09/2016

Kỹ thuật trồng cây cà pháo trên đồng ruộng

Làm đất

Làm đất bón phân, trồng cây con: Cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha đất thịt nhẹ, đất phù sa. Các loại đất dễ thoát nước có độ pH là 5,5-6,0 rất thích hợp với cà. Trồng cà trên các luống rộng 1,0- 1,4m. Đất trồng cà cần được cày cuốc sâu, phơi ải. Khi lên luống cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt và thường xuyên giữ cho luống, đất trồng cây được khô ráo.

Bón phân

Trước khi trồng cần bón lót. Lượng phân bón lót cho 1 héc ta là: 8-10 tấn phân chuồng, 30kg P2O5, 25-30 kg K2O, 10 kg N. Các loại phân trộn đều bón vào hốc. Bổ hốc sát 15- 18 cm, cho phân vào hốc trộn đều với đất rồi mới trộn.

Trồng cây

Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm 35 - 45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng ra ruộng 5- 7 ngày không nên tưới nước cho cây. Cần tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho dễ nhổ. Trên luống trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 60 x 80 cm. Không trồng liên tục nhiều vụ cây cà trên cùng một mảnh đất.

Chăm sóc

Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.

Thời kỳ bón thúc cho cây lớn khỏe: Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con 1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cách 5 - 7 ngày bón một lượt. Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phần tăng lên từ 30 - 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây. Lượng bón 10 – 15 tấn phân chuồng cho 1 hecta.

Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu cây phát triển kém, có thể bón 1 - 2 lượt.

Bón thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân cách 4 - 7 ngày bón một lượt. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 - 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.

Đợt 4 bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi.

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh lở cổ rễ:

Do nấm Rhizonia solani kihn gây ra, nấm gây bệnh cho cây lúc ươn và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối, cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác, vệ sinh đất không để đất ươm cây quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều thì dùng thuốc Validacin để phun.

Bệnh chết xanh:

Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh. Vi khuẩn gây bệnh làm hủy hoại hoặc tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây, vì vậy cần thâm canh và bón đầy đủ cho cây kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.

Bệnh đốm nâu:

Do nấm clodosporium fulvum cke gây ra, vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cũng chuyển sang màu đen. Bệnh lam dần ra toàn bộ mặt lá làm cho lá khô và rụng. Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lam dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh có thể chết, bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm, nguồn lây lan chủ yếu là từ tàn dư cây bị bệnh.

Phòng trừ: Thu dọn kỹ tàn dư, luân canh cây trồng, tỉa cành hoặc lá bị bệnh, dùng các loại thuốc boocđô, zineb, benlet để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

Thu hoạch

Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng tới các đợt sau.


Hướng dẫn trồng cà pháo trong thùng xốp Hướng dẫn trồng cà pháo trong thùng xốp