Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam ấn tượng, hương thơm nồng nàn

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam ấn tượng, hương thơm nồng nàn

Tác giả An Dương, ngày đăng 22/01/2018

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam ấn tượng, hương thơm nồng nàn

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng Thạch lam cũng không khác so với các loại hoa hồng thông thường. Có điều do đây là giống hồng ngoại nên cách chăm sóc cần cầu kỳ hơn.

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam chỉ cần áp dụng đúng từ chọn giống cho tới phòng bệnh cây sẽ cho nhiều hoa to, đẹp. Ảnh minh họa 

Hoa hồng bụi Thạch lam có nhiều tên gọi khác nhau ở những nước khác nhau. Tại Hoa Kỳ cây có tên gọi là Blue PomPom và được giới thiệu vào năm 2015. Tại Nhật Bản cây có tên gọi là Kinda Blue. Tuy nhiên, quê hương của giống hoa này lại là nước Đức và hiện tại nó cũng được du nhập vào Việt Nam và được nhiều nhà vườn áp dụng kỹ thuật trồng cây hoa này khá phổ biến.

Hoa hồng Thạch lam có đặc điểm nổi bật chính là màu tím tro lạ mắt, hương thơm dịu nhẹ. Có thể nói màu tím của Thạch lam rất hiếm trong thế giới hoa hồng. Cách sắp xếp các cánh của hoa hồng Thạch lam không có gì đặc biệt. Mỗi bông có từ 30 đến 50 cánh. Đường kính bông giao động từ 3 đến 5 cm. Khi còn ở dạng nụ, hoa hồng Thạch lam có những vệt hồng nhỏ ở cánh ngoài cùng. Nụ hoa dạng tròn, mập mạp, thích mắt.

Điều kiện sinh trưởng và thời vụ của hoa hồng bụi Thạch lam

Là giống hồng bụi nên cây phát triển đạt từ 80cm – 1m. Nếu được chăm sóc tốt cây có thể cho bông to hơn, cành nhánh rậm rạp hơn. Đặc biệt hoa hồng Thạch lam có khả năng sinh trưởng tốt, kháng chịu được khắc nghiệt cho hoa nhiều đợt trong năm.

Về mùa Đông và mùa Xuân sắc hoa chuẩn phom và dày cánh hơn mùa nắng nóng. Bởi đặc điểm là cây bụi nhỏ nên hồng Thạch lam thích hợp trồng trên ban công, đường viền, sân thượng…rất đẹp mắt.

Kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc hoa hồng bụi Thạch lam

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bụi Thạch lam theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu là cắt cành, tỉa, chiết... Khi trồng phải chú ý cần có nhiều nắng và thoáng gió thì cây hoa mới quang hợp ra hoa đẹp và đúng sắc hoa hơn. Vào mùa mát mẻ phom hoa chuẩn, cánh dày hơn. Lượng nước tưới nên tỉ lệ thuận với số lượng lá của cây, đặc biệt không để cây bị ngập úng và thiếu nắng trong thời gian dài. 

Cách phòng trừ sâu hại hoa hồng bụi Thạch lam

Hoa hồng Thạch lam có sức sống, sức kháng chịu sâu bệnh tốt nên cây cho hoa gần như quanh năm. Tuy nhiên khi trồng cũng cần phải chú ý tới các loại bệnh như bọ trĩ, thán thư, phấn trắng,...Do vậy khi chăm sóc cây bạn cần chú ý một số điểm như cắt bỏ các hoa tàn, lá úa để các mầm non bật lên liên tục; trồng cây tại nơi có lượng ánh nắng dồi dào để cây khỏe và ít sâu bệnh; chọn đất thịt giàu mùn để trồng cây; tưới cây thường xuyên 2 lần/ ngày bằng nước sạch.

Cách chăm sóc hoa hồng bụi Thạch lam nên chú ý tới cắt tỉa. Ảnh minh họa

Và một điều quan trọng nhất để cho cây liên tục phát triển đó là khi bạn trồng hoặc là trước khi trồng  bạn cần chuẩn bị đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng và sau khi trồng một thời gian nên thường xuyên tỉa bớt lá trên cây và cắt bỏ những cành già đi và bạn nên cắt theo mùa để giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý một số bệnh của hoa hồng

Khi cây có dấu hiệu lạ, phát triển không bình thường các bạn không nên tùy tiện mua thuốc mà nên nhờ tư vẫn của người có chuyên môn. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật thì tốt nhất là phun vào đầu buổi sáng.

Đặc điểm hồng nhập ngoại là khi nắng nóng 37 – 38 độ C trở lên cây có thể bị táp mép cánh hoa, lá và đầu ngọn non hơi xoăn trong trường hợp đó chúng ta nên cấp đủ nước cho cây vào buổi sáng.

Các giống hồng Châu Âu có thể rải rác quanh năm nhưng mùa chính là từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm vì thế lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây chống ngập úng.


Kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật cho vườn nhà luôn rực rỡ sắc hương Kỹ thuật trồng hoa cúc Bách Nhật cho… Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bonsai độc, lạ thu tiền triệu mỗi cây Kỹ thuật trồng cây hoa hồng bonsai độc,…