Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 1
1. Tại sao lại mệnh danh cho dứa là “vua của loài hoa quả” ?
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới mới được loài người đưa vào trồng trọt cách cây gần 500 năm. Nhưng đến nay cây dứa đã là một cây được phát triển khá rộng rãi nhất là từ khi phát triển kỹ thuật làm dứa hộp và cuối thế kỷ 19. Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh. Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.
Người ta đã mệnh danh cho dứa là “vua của loài hoa quả” để nói rằng cây dứa rất được thế giới hâm mộ, có thể vì:
a. Cây dứa có giá trị dinh dưỡng cao
Hàm lượng đường trong dứa trung bình từ 8 đến 12%, có nơi trồng rất tốt, chăm sóc tốt tỷ lệ đường đạt tới15-16 % (trong đó có 66 % đường dạng xacarô và 34 % dạng glucô), độ axít vào khoảng 0,6 % (trong đó 87% la axít xitric), chất tro chiếm 0,4-0,6 % trọng lượng (gồm chủ yếu là kali, magiê và canxi).
Trong nước dứa còn chứa nhiều vitamin C:24 – 28mg/ 100g, đặt biệt trong những cụm lá ở ngọn cây dứa hàm lượng vitamin C rất cao, đạt tới 100- 2000 mg/ 100 (1-2%).
Trong dứa còn có một loại men la bromêlin có tác dụng tiêu hóa chất protít rất tốt.
Dứa là một trong những món ăn ngon thơm đặc biệt, đem một phần đáng kể cho con người. Một cốc nước dứa (khongả 150 ml) cung cấp cho cơ thể 100-150 calo. Một kilogam quả dứa cho 400-420 calo
Qua phân tích thành phần một số giống dứa ở ta cho thấy phẩm chất dứa của ta cũng tương đối tốt.
Chi tiêu Giống | Độ khó % | pH | Đường khử % | Đường xacarô % | Đường tổng số % | Đường / axit |
Dứa hoa | 18,0 | 3,8 | 4,19 | 11,59 | 16,3 | 32,0 |
Sarawak | 13,0 | 4,0 | 3,2 | 7,6 | 11,25 | 22,9 |
Dứa ta | 11,0 | 3,9 | 2,9 | 6,6 | 9,2 | 17,0 |
Dứa mật | 12,0 | 3,6 | 3,2 | 5,7 | 9,7 | 16,5 |
b. Cây dứa cho sản lượng cao, dễ tiêu thụ, thu được nhiều lời. Cây dứa sinh trưởng rất nhanh, dễ trồng, sản lượng lại cao. Năng suất bình quân trên thế giới đạt được 40-50 tấn/ ha. So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn. Trên thị trường quốc tế nó là mặt hàng dễ tiêu thụ, nhiều nước yêu cầu nhập dứa: Liên Xô, Đức, Tiệp, Bunragi, Achentina, Pháp, Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Nhật…
Dứa có giá bán rất cao so với một số hành xuất khẩu khác.
Trên một mảnh đất có ít cây trồng nào đạt được sản lượng cao và thu nhiều lợi như cây dứa, cho nên cây dứa là một cây có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân và thật sự là một cây có vai trò quan trọng trong nghành sản xuất cây ăn quả xuất khẩu.
2. Cây dứa ở nước ta có khả năng phát triển như thế nào ?
Dứa dễ trồng có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh và không kén đất. Đấy là những đặc điểm rất quý làm cho diện tích trồng dứa ngày càng mở rộng.
Ở gần nước ta, những nước: Thái Lan, Malaysia đều là nhưng nước có vị trí lớn trên thế giới về sản xuất dứa. Trướcchiến tranh thế giới lẩn thứ hai. Đài Loan đứng hàng thứ ba về sản xuất dứa, những năm gần đây vì có nhân công rẻ nên đã tăng cường diện tích trồng dứa để thu lời và lên đứng vị thứ hai của thể giới về sản xuất dứa hộp. Truớc đây Việt Nam đã xuất sang Pháp hàng năm vài trăm tấn dứa hộp. Ở nước ta đã trồng dứa từ lâu ở khắp các tỉnh, song do không chăm sóc, không trồng lại nên cây dứa càng ngày căng giảm năng suất
Vể điểu kiện để cây dứa phát triển được tốt chúng ta cần thấy:
a. Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ: dứa lả một cây rấ t nhạy cảm với điểu kiện nhiệt độ, nếu nhiệt độ đất nhỏ hơn 200 C đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây dứa, điều kiện tối thích trong phạm vi nhiệt độ từ 25 đến 350C.
Trong điểu kiện nhiệt độ cao, quả đứa to hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhìn chung sinh trưởng của cây dứa sẽ chậm hơn, vòng đời của nó sẽ dài ra khi chúng ta dịch chuyển nó xa dẫn xích đạo.
- Lượng mưa: lượng mưa thích hợp cho dứa phát triển tốt từ 1200 - 1500 mm trong một năm, tốt nhất là phân bố đều ở các tháng trong năm. Cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Mặc dù bộ rễ của nó phát triển yếu, nhưng nhớ có cách sắp xếp của bộ lá vả hình dạng cong lòng máng của phiến lá mà lượng nước nhỏ nhất do lá nhận được cũng được tập trung về gốc cây. Mặt khác về cẩu tạo của lá dứa, ta cũng thấy: lá có gai, trên có phủ một lớp phẩn (hay sáp) mỏng, lỗ thoát nước lõm sâu vào dể các tẻÍ báo khác phát triển ra nguăi. Tất cả những đặc điểm này đều làm cho dứa giảm cường độ thoát hơi nước và tăng cưỡng khả năng chịu hạn. chính vì vậy trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô hanh cây dứa vẫn có khả năng sống được
-Ánh sáng: ớ nơi nguyên sản (Braxin) dứa lã một cây ưa sáng, vì vậy phần lớn các dạng dứa được trống hiện nay mọc tốt trong điều kiện ánh sáng. Nếu ánh sáng không đủ quả bé và phẩm chất kém. Ngưởi ta đã tính toán cứ giảm các tia sáng từ mặt trời đi 20% thì năng suất sẽ giảm 10%. Được chiếu sáng đầy đủ màu quả tươi, bóng đẹp xuất khẩu quả tươi rất tốt. Ở ta, điểu kiện ánh sáng tương đối đầy đủ, lại có một số giống do trồng trọt lâu đời đã thích nghi với điểu kiện trống dưới cây che bóng.
b. Điều kiệu đất đai
Về lý tính: dứa có bộ rễ phát triển rất yếu, chỉ phát triển ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí. Trên những loại đất sét nặng, đất phù sa hạn chế sự phát triển của bộ rễ làm cho cây dễ bị chết nghẹn.
Điểu kiện tốt nhất cho dứa phát triển là: đất xốp, nhẹ, có độ dốc 3 – 50 . Sườn đồi thoai thoải, thoát nước dễ dàng (dễ đạt được chỉ tiêu lý tính). Yêu cầu pH đất từ 4,5-5,50. Cây dứa sợ các loại đất có phản ứng kiềm. Ngoài ra nó không đời hỏi dặc biệt gì về mặt hóa tính của đẩt. Ngưởi ta đã thấy cấu trúc vật lý thường quan trọng hơn độ giảu chất khoáng của đất, vì những đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt thì dứa vẫn có thể phát triển tốt. Ớ ta phần lớn diện tích đất đai vùng trung du và vùng núi phù hợp với yêu cẩu của cây dứa.
Những điều kiện trên cho ta thấy ở ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn.
3. Nói dứa là cây “ăn đá nhả vàng” đúng hay sai ?
Như trên đã cho thấy, cây dứa là một cây dễ trồng được nơi hạn hán, nghèo dinh dưỡng, mà vẫn cho ta một nguồn thu nhập khá lớn.
Trên thế giới Hawai đứng đầu về sản xuất dứa. Diện tích trồng dứa của Hawai khoảng 30.000 ha, sản lượng xấp xỉ 1.000.000 tấn. Hằng năm thu lợi về dứa khoảng 116 triệu đola. Trên diện tích chăm sóc chu đáo năng suất bình quân 80-90 tấn/ ha. So sánh với sản lượng cây nông nghiệp (như lúa, ngô…) và giá bán của nó, ta thấy một ha trồng dứa có thể thu lợi gấp nhiều lần so với cây khác.
Cây dứa lại rất dễ tính, yêu cầu về điệu kiện đất đai, chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước, về phòng trừ sâu bệnh,… Trong thực tế ở ta, những vùng trồng dứa có nơi hàng 70- 80 năm nay không bón phân, không trồng lại mà cây dứa vẫn sống và vẫn cho năng suất một mức độ nhất định. Có những vùng trồng dứa trên đất đồi khô hạn, thành phần sỏi cơm, sỏi ván rất cao, đến cỏ dại hầu như không có, nhưng cây dứa vẫn khả năng sống được và nếu bón phân vẫn có thể cho năng suất 8-10 tấn/ ha.
Nói “dứa là cây ăn đá nhả vàng” trước hết ta nên hiểu dứa là một cây trồng có khả năng chịu gian khổ sống được trong điều kiện khắc khe của ngoại cảnh phát triển trên những loại đất xấu nếu được chăm sóc chu đáo vẫn cho thu hoạch. Mặt khác dứa là mặt hàng dễ bán. Trên thị trường quốc tế, bán thu được giá trị cao hơn nhiều cây khác.
Một số người cho cây dứa là cây “ăn đá nhả vàng” nên cứ tha ho quảng canh, không chăm sóc, không đầu tư thâm canh nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
4. Thâm canh dứa nhằm giải quyết những vấn đề gì ?
Năng suất dứa của ta hiện nay rất thấp so với năng suất dứa thế giới. Vì vậy yêu cầu kỹ thuật thâm canh đối với dứa trên hết nhằm mục đích đưa năng suất dứa của chúng ta lên cao, dần dần kịp với năng suất dứa trên thế giới. Đồng thời nâng cao phẩm chất dứa của ta hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
Để đưa năng suất và phẩm chất dứa lên cao, kỹ thuật thâm canh nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:
1. Chọn giống tốt, phổ biến rộng rãi những giống dứa có năng suất cao, có phẩm chất tốt.
2. Bón phân cho dứa như thế nào để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt.
3.Mật độ trồng dứa thích hợp để đạt năng suất cao.
4. Chăm bón dứa thế nào để nâng cao năng suất và phẩm chất
Đồng thời, kỹ thuật thâm canh dứa cũng phải giải quyết vấn đề kéo thời gian thu hoạch như thế nào, để thời gian cung cấp quả tươi trên thị trường cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu được đều đặn, liên tục.
5. Các giống dứa tốt biểu hiện ở những tiêu chí nào ?
Các giống dứa đang được trồng trọt ngày nay theo Hume và Miller chia làm ba nhóm:
Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu);
Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha);
Nhóm dứa Cayenne.
Sau này người ta còn bổ sung thêm nhóm Abacaxi mà những tác giả trên đây đã xếp cùng vào nhóm Spanish. Nhóm Abacaxi hiện nay chỉ tập trung ở gần nơi nguyên sản, ít được phổ biến như ba nhóm dứa kia.
Ba nhóm dứa trên đây đều được trồng trọt khắp nơi trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng. Có những giống mang nhiều tên khác nhau mặc dù đặc điểm hình thái… chúng hoàn toàn giống nhau, những giống tốt phân bố rộng và được phát triển nhanh.
Một giống dứa tốt biểu hiện ở các chỉ tiêu sau đây:
- Giống phải có khả năng cho năng suất cao, quả to, chịu được phân bón, có khả năng trồng dày.
- Giống phải ít sâu bệnh phá hại, có khả năng chịu hạn cao.
- Phẩm chất quả tốt đạt được yêu cầu của nhà máy và quy cách chế biến: dạng hình trụ, quả đều (phù hợp với việc cắt gọt quả bằng máy nhanh chóng và tiện lợi).
Trọng lượng quả bình quân lớn hơn bằng 1kg (vì như thế sau khi gọt vỏ mới còn đủ trọng lượng để đóng hộp xuất khẩu).
Độ đường đạt trên 10%, tốt nhất là 12%, độ axit 0,5 %.
Quả có mắt nông gọt dễ sạch mắt, ít bị lãng phí nhiều thịt quả.
Lõi quả phải nhỏ, thịt quả mịn và chặt mới đóng hộp tốt.
Nếu quả dứa xuất tươi còn chú ý đạt được yêu cầu về ngoại hình: vỏ quả có màu sắc đẹp, chồi ngọn có độ dài vừa phải (khoảng từ 10 – 15 cm).
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ