Kỹ thuật trồng cây lan càng cua cho hoa nở rực rỡ mùa xuân
Kỹ thuật trồng cây lan càng cua có thể áp dụng theo nhiều hình thức như trồng chậu để bàn, trồng treo cửa sổ hay cũng có thể trồng ngoài trời cũng đều cho ra hoa rực rỡ, đẹp.
Cây lan càng cua là loại hoa mọc rủ quanh chậu vô cùng quyến rũ. Ảnh minh họa
Môi trường thích nghi của cây lan càng cua là nơi ấm áp, rừng ẩm và ánh sáng mặt trời nên kỹ thuật trồng cây lan càng cua không mấy phức tạp.
Cây lan càng cua có nguồn gốc từ những khu rừng ven biển và rừng có độ cao 100 – 1500 m ở Brazil và Rio de Janeiro. Trong môi trường tự nhiên, cây lan càng cua là loài sống phụ sinh. Nói cách khác, chúng là loài mọc trên cây. Cây lan càng cua bám rễ vào vỏ cây chủ. Hoa lan càng cua trong tự nhiên được biết nhiều nhất là hoa màu đỏ thu hút nhiều chim thụ phấn cho hoa. Quả cây càng cua cũng màu đỏ nên thu hút các loài chim giúp cây phát tán hạt đi nhiều nơi.
Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp
Cây lan càng cua là loài thực vật chịu ánh nắng yếu, thích hợp với môi trường râm, tính hướng sáng mạnh, nhưng sợ ánh sáng mặt trời trực tiếp thích hợp nhất là hai mùa Xuân, Thu sẽ cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây, có lợi cho việc quang hợp và tích lũy chất dinh dưỡng. Mùa đông nên đặt cây trong phòng có ánh sáng. Còn mùa hè nên đặt ở những nơi nửa râm thì lá cây mới giữ được màu tươi sáng. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của lan càng cua là 15 đến 250C, cao nhất không quá 280C, thấp nhất là 150C. Khi nhiệt độ xuống đến khoảng 40C cây có thể bị chết giá.
Kỹ thuật trồng lan càng cua
Kỹ thuật trồng cây lan càng cua thích hợp nhất là trồng trong chậu cảnh ở nơi râm mát. Đất trồng lan càng cua phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Thích hợp với loại đất màu mỡ, tính acid yếu, thoát nước tốt. Có thể trồng bằng đất mùn và đất bùn. Nếu ghép với xương rồng thì không có yêu cầu nhiều đối với đất trồng.
Chậu trồng lan cua nên bổ sung các phân hữu cơ để bón lót. Cây lan càng cua bình thường có thể tưới bổ sung một ít phân loãng và thời điểm trước khi ra hoa tăng thêm một ít phân lân. Sau khi hoa nở thì hạn chế tưới nước và nếu thời tiết quá lạnh phải đưa vào nhà để đảm bảo cây sống tốt.
Kỹ thuật trồng lan càng cua cũng không quá khó khăn.
Chăm sóc cây xương lan càng cua
Là cây ưa ẩm nên thường xuyên xịt nước trên lá cây. Nhưng loài này ưa môi trường tương đối khô, độ ẩm lý tưởng khoảng 40 – 60%. Nếu trời mưa râm dài ngày cây dễ bị lây nhiễm mầm bệnh vì vậy khi tưới nước phải theo nguyên tắc không quá khô cũng không quá ướt, đất trồng trong chậu cũng phải theo nguyên tắc này.
Bón phân cần dùng loại phân hữu cơ đã lên men, cũng có thể dùng phân tro. Nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa. Hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao đối với phân bón, cách 10 ngày nên bón phân 1 lần, tốt nhất là dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp. Đến mùa thu có thể ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali vì như thế sẽ thuận lợi cho việc ra hoa. Đặc biệt chú ý, nếu thích cây lan càng cua ra nhiều hoa, trước khi hoa nở 40-70 ngày, mỗi ngày phải để trong buồng tối 12 giờ.
Sâu bệnh
Cây lan càng cua đòi hỏi thời gian chiếu sáng ngắn và không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp nên để tránh vàng cây cần che bóng, thông gió, phun nước vào thân. Một nguyên nhân khác gây vàng cây là do nhện đỏ phá hoại nên cần kiểm tra cây thường xuyên để diệt trừ sâu bệnh. Ngoài ra, nếu lan càng cua rụng nụ hoa và hoa là do thiếu dinh dương, thời tiết quá lạnh hoặc đất quá ẩm nên khi chăm sóc cần chú ý tưới nước và bón phân, mùa đông cần mang vào phòng để tránh rét.
Nhân giống
Kỹ thuật nhân giống cây lan càng cua thích hợp sử dụng phương pháp chiết cành. Dùng cây 1 – 2 năm tuổi, cao to, đầy đặn làm gốc ghép, chọn những thân khỏe làm hom, tước thành mỏ vịt, mỗi gốc ghép hõm 2 hom, đem trồng ở nơi râm mát. Còn có thể giâm cành, trồng tốt nhất vào mùa khô, tránh mùa mưa.
Cách chăm sóc hoa lan càng cua chỉ cần để ý một chút tới điều kiện thời tiết ẩm ướt là được.
Ứng dụng
Cây lan càng cua là loại thân dài, hơi rủ xuống, thường được dùng để trang trí. Thường nở hoa và dịp Noel, Tết Nguyên Đán. Gốc cây rủ, màu hoa tươi tắn, đáng yêu, rất thích hợp bày ở hậu cửa, lối vào phòng khách, vì cây có khả năng nhả khí oxy nên rất thích hợp bày ở phòng đông người. Có thể trồng trong bồn hoặc chậu treo. Có thể dùng làm thuốc trị những vết lở, vết tấy. Do đó nếu bạn thực sự yêu loại cây hoa này thì nên áp dụng những phương pháp kỹ thuật trồng lan càng cua cơ bản như trên để tự tay trồng sẽ càng có ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ