Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng cây nghệ tại nhà vừa ăn vừa chữa bệnh cho cả gia đình

Kỹ thuật trồng cây nghệ tại nhà vừa ăn vừa chữa bệnh cho cả gia đình

Tác giả An Dương, ngày đăng 26/02/2018

Kỹ thuật trồng cây nghệ tại nhà vừa ăn vừa chữa bệnh cho cả gia đình

Kỹ thuật trồng cây nghệ tại nhà vừa làm gia vị vừa có thể làm thuốc điều trị nhiều bệnh thông thường.

Kỹ thuật trồng cây nghệ tại nhà đơn giản nhưng nhiều tác dụng. Ảnh minh họa

Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy.

Ngoài tác dụng làm gia vị trong chế biến món ăn củ nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm. Do đó, nó được sử dụng nhiều để làm thuốc chữa bệnh cực tốt. Kỹ thuật trồng cây nghệ lại quá dễ dàng ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Thời vụ trồng cây nghệ

Cây nghệ gồm nghệ vàng, nghệ đen, nghệ trắng và nghệ đỏ đều trồng thích hợp khi thời tiết bắt đầu chuyển vào mùa mưa, đất ẩm, có thể trồng từ tháng 11 - 12 khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm.

Đất trồng cây nghệ

Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ vì vậy đất trồng nghệ cần tơi xốp hơn là đất nặng, thoát nước tốt, ẩm.

Chọn giống trồng cây nghệ

Để đảm bảo cây phát triển tốt cần lựa chọn các củ nghệ không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm.

Kỹ thuật trồng cây nghệ

Kỹ thuật trồng nghệ tại nhà khá đơn giản chỉ cần chuẩn bị sẵn củ giống, vị trí, đất trồng giàu dinh dưỡng là có thể thực hiện khá dễ dàng. Khoảng cách và mật độ trồng có thể áp dụng tùy theo ý thích người trồng. Cần đào hố sâu sau đó cho củ giống xuống rồi lấp đất lại là được. Lưu ý không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.

Cách chăm sóc cây nghệ

Nếu phần đất trồng không giàu dinh dưỡng thì trước khi trồng cần tiến hành bón lót như  phân hữu cơ sinh học hay NPK trộn đều. Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏi mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi luống canh tác lần cuối.

Việc tưới nước trong thời gian đầu cũng khá quan trọng cần đảm bảo tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn. Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất.

Lưu ý: Cây nghệ có đặc tính miễn dịch hoàn toàn đối với mọi loại sâu bệnh, nên suốt trong quá trình sinh trưởng không được sử dụng bất cứ loại hóa chất bảo vệ thực vật nào.

Thu hoạch, bảo quản củ nghệ

Quan sát khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch. Thu hoạch củ nghệ xong để bảo quản tốt cần để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống. Nghệ có thể sử dụng tươi hoặc chế biến tinh bột nghệ để sử dụng rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp.


Kỹ thuật trồng cây Mai Chỉ thiên để trừ tà mang may mắn quanh năm Kỹ thuật trồng cây Mai Chỉ thiên để… Nuôi lợn bản địa trên nền đệm lót sinh học Nuôi lợn bản địa trên nền đệm lót…