Rau má Kỹ thuật trồng cây rau má làm đẹp da

Kỹ thuật trồng cây rau má làm đẹp da

Tác giả Vy Vy, ngày đăng 14/09/2016

Kỹ thuật trồng cây rau má làm đẹp da

Rau má còn có tên khác là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (tên khoa học: Centella asiatica) có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản.

Đây là một loài cây một năm, thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và  Châu Á.

Cây rau má có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Rau má được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Quốc.

Đây cũng là loại cây dễ trồng, mau cho thu hoạch (khoảng 20 - 25 ngày một lứa) và cho lợi nhuận khá cao.

Kỹ thuật trồng cây

Người trồng không nên lên liếp cho cây quá cao vì cây dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt nằm trên mặt liếp.

Bề rộng mỗi liếp là 2 m chạy dài suốt ruộng, giữa các liếp nên có một rãnh nhỏ (sâu 30 cm, rộng 20 cm) để dẫn và thoát nước.

Ngoài ra, người dân có thể trồng cây trong nhà để tiết kiệm diện tích.

Người dân có thể kết hợp trồng cây trong thùng xốp

Cây cần được bón lót vôi với lượng 150 - 200 kg, 20 kg lân, 1 tấn phân chuồng hoai mục trộn với 2 kg nấm Tricoderma cho 1.000 mét vuông.

Bón thúc 10 kg DAP + 10 kg urê cho 1.000 mét vuông một lần vào 10 ngày sau khi trồng.

Sau khi thu hoạch 1 lứa, cây cần được bón phân ngay để rau phát triển nhanh cho thu lứa khác (những đợt sau bà con chỉ cần bón phân vô cơ).

Hiện có nhiều giống rau má khác nhau, nhưng người dân nên chọn giống rau má mỡ có thân và lá to, xanh mướt, cây cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao.

Tuy nhiên có nhiều nơi, người tiêu thụ ưa thích loại rau má lá nhỏ nên tùy theo thị trường mà bà con có thể chọn giống thích hợp.

Khoảng cách trồng là 15 x 20 cm cho 3 đến 4 tép một bụi.

Sau khi trồng, người trồng nên tưới nước từ 1 đến 2 lần mỗi ngày vào mùa nắng để giữ đất luôn ẩm và cho rau mau bắt rễ.

Phòng trừ sâu bệnh

Nước ép rau má có tác dụng làm đẹp da

Sâu ăn tạp thường cắn phá lá, thường xuất hiện mùa hè.

Cách phòng trị bằng thuốc là Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC.

Nhện đỏ hay tấn công trên đọt non, chích hút nhựa làm lá nhỏ và dày, cây phát triển kém.

Nhện đỏ còn là môi giới truyền bệnh virus.

Người dân có thể phòng trị bằng cách cắt và chôn vùi cây bị bệnh, đồng thời kiểm tra mật số nhện, dùng dầu khoáng SK 99 liều lượng pha 20 - 25 cc, Saromite 57 EC liều lượng 8 - 10 cc cho một bình 8 lít, phun 4 bình cho 1.000 mét vuông.

Bệnh gỉ sắt có biểu hiện ban đầu là vết có màu nâu tím, sau chuyển màu vàng liên kết nhau nằm ở mặt dưới lá.

Người dân có thể phòng trị cho cây bằng các loại thuốc như: Carbenzim, nhóm có Mancozeb như Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP theo liều lượng của nhà sản xuất.

Canh rau má nấu tôm là món ăn bổ dưỡng vào mùa hè

Bệnh đốm lá là hiện tượng xuất hiện những đốm màu nâu đỏ đều trên mặt lá, sau đó vết bệnh khô có màu xám, viền ngoài màu nâu, lây lan mạnh ra xung quanh.

Bà con có thể phòng trị bằng cách làm vệ sinh đồng ruộng, chôn vùi những lá bị bệnh, bón phân cân đối, không sử dụng phân bón qua lá lúc rau bị bệnh.

Công dụng của rau má

Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch….

Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Cách dùng của loài thực vật này rất đơn giản, người dân có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Số lượng và thời gian sử dụng là không hạn chế.


Hướng dẫn cách trồng rau má tại nhà Hướng dẫn cách trồng rau má tại nhà Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má Tây Phi Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Má Tây Phi