Lồng mức (Sa-pô-chê) Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 4

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 4

Tác giả HNDCT, ngày đăng 11/09/2016

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 4

5. KỶ THUẬT CANH TÁC SA-PÔ

5.1. Sửa soạn đất trồng:

Đào lỗ rộng 60cm, sâu 50cm vừa đủ đặt cây con.

Trồng diện tích lớn cần cày xới kỷ, sâu để đất tơi xốp và thoáng.

Vùng ĐBSCL có đất thấp nên cần lên líp (rộng 6-8m); cây trồng thành hàng đơn trên mô (cao 40cm,rộng 1,0m), đào lổ nhỏ đường kính 40cm ở giữa mặt mô để đặt cây con.

5.2. Khoảng cách trồng:

Tùy giống và điều kiện đất đai.

Các giống có tán xòe nên trồng với khoảng cách giữa hàng 7-8m (kể cả mương) và trên hàng 6m.

Nếu trồng 2-3 hàng trên líp, có thể trồng kiểu namh sấu hay chữ ngũ với khoản cách 7m.

Khi trồng nên lột bỏ vỏ bầu đất và cắt bớt 1 phần lá để giảm bớt bốc thoát hơi nước.Cần chuẩn bị hố trồng 1-2 tháng trước với đất trộn phân chuồng và tro trấu.

Sau khi trồng cần nén đất và tưới đẩm để giảm các lỗ hổng lớn trong đất.

Cây con trồng xong cần được che mát để ít được mất sức.

Mùa trồng cây con tốt nhất là đầu mùa mưa.

Cây con từ nhánh chiếc thường được trồng nghiêng để cho nhiều tược và mau có trái.

Trong các năm đầu,cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ đất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ.

Cũng có thể xen chuối,đu đủ,khóm,mản cầu,…Cần loại bỏ các cây xen khi Sa-Pô gần giao tán.

5.3. Tưới và tiêu nước:

Trong 3 năm đầu,c ây con cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô.Thường phải tưới khoảng 2 ngày/lần,tối thiểu cũng 2 lần/tuần.

Số lần tưới có thể giảm dần theo mức độ trưởng thành của cây,nhưng tối thiểu cũng phải 1-2 lần trong mùa khô.

Các vùng đất cao hoặc vùng triền núi khó cung cấp nước trong mùa khô có thể đặt cây sâu 0,4-0,5m so mặt đất để rễ ăn sâu, dễ tìm nước.

Trong mùa mưa, cần chú ý thoát nước, vì ngập nước dễ làm giảm nămg suất và phẩm chất trái.

5.4. Bón Phân:

Nhiều nông dân ít quan tâm bón phân cho Sa-Pô,do đó cây cho ít trái, trái nhỏ làm năng suất thấp.

Các kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác Sa-Pô tại ĐBSCL của Đại học Cần Thơ cho thấy để đạt năng suất cao (20-40t/ha), ngoài yếu tố mật độ, có thể bón phân cho SaPô như sau:

- Trong thời kỳ cây tơ đến khi bắt đầu cho trái (năm I đến III): Tăng dần lượng phân mỗi năm từ 50-150g Urea + 50-150g DAP (18-46-0) và 30-100g KCL mỗi cây/năm.

Lượng phân này được chia 3-5 lần bón cách nhau 2-4 tháng.

- Trong thời kỳ cây trưởng thành: Lượng phân bón gia tăng cho đến khi cây được 10 tuổi, và sau đó ổn định hằng năm.

Lượng phân bón từ 0,5-2,0kg Urea+0,5-1,5 kg DAP và 0,3-0,5kg KCL cho mổi gốc/năm (hoặc 1,5-4,5kg phân 16-16-8 mỗi cây/năm).

Lượng phân nầy được chia 2-4 lần bón vào các tháng 2-5-7-10dl.

Phân được bón bằng cách đào từng lỗ nhỏ hoặc đào thành rảnh ½ vòng hoặc từng lỗ nhỏ quanh tán lá, rải phân và lắp đất lại.

Riêng cây con có thể hòa nước để tưới (nồng độ 0,5% ).


Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1 Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1 Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sapo Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sapo