Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm Thái - Phần 3
– Chăm sóc để cây ra hoa
Sau thu hoạch đợt trước tỉa bỏ hoàn toàn các phát hoa đã cho trái, cắt bỏ cành khô, chồi vượt, bón phân hóa học, phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi.
Khi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn, tiến hành xiết nước làm bông, xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước thông thường, chờ khoảng 4-6 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh.
Nếu mầm đỉnh xòe ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa.
Nếu thấy mầm đỉnh xòe to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non.
Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới.
Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa.
Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây.
Có thể dùng thêm các vật liệu tủ như rơm rạ để giảm ẩm độ trên mặt bồn và tăng cường giữ ẩm cho cây.
Ngoài bón phân qua đường gốc cần phun thêm Basfoliar hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng.
Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.
Sâu bệnh hại
– Bệnh đốm mốc
Nguyên nhân do nấm Meliola commixta
Dùng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.
– Bệnh đốm bồ hóng
Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá.
Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen.
Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó.
Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau.
Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
Phòng trị: Dùng thuốc gốc đồng hay bột lưu huỳnh ở nồng độ 20g/bình 8 lít.
– Bệnh khô cháy hoa: Nguyên nhân do nấm Oidium sp
Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá.
Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 cm, đen (màu càng sậm khi đốm càng to).
Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó.
Có thể có nhiều đốm trên lá nhưng các đốm này thường rời nhau.
Cạo lớp bồ hóng đi, bên dưới thấy mô lá bị thâm đen.
Phòng trị: Bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl 50WP nồng độ 10-20 g/bình 8 lít.
– Rệp sáp
Ấu trùng có cơ thể rất nhỏ khoảng 1 mm, màu hồng, có chân và có thể di chuyển.
Khi trưởng thành rệp sáp không di động, bên ngoài cơ thể có lớp sáp trắng bao bọc.
Rệp sáp gây hại làm trái phát triển kém, râu trái ngắn ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái.
Ngoài ra, còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.
Phòng trị: Thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy, dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide, Lannate, Pyrinex, Fenbis, Vidithoate…
– Bệnh phấn trắng: Oidium sp, Nguyên nhân do nấm Phyllostista hoặc Pestalotia sp.
Gây hại trên hoa, trái nơi bệnh có đốm phấn màu trắng xám, đen.
Bệnh tấn công trên trái non và cả trái đã lớn bị một lớp phấn trắng bao phủ sau đó chóp gai trái bị đổi màu đen, lan dần làm cả trái bị khô đen.
Trái bị bệnh kém phát triển cơm nhỏ hoặc lép.
Phòng trị: Phun thuốc sớm để bảo vệ bông và trái non bằng bột lưu huỳnh (0,2%) hoặc Kumulus, Anvil, Tilt theo nồng độ khuyến cáo.
– Sâu đục trái
Thường gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín, ấu trùng sau khi nở đục vào ăn phần thịt hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi nó có thể đục cả vào hạt.
Phòng trị: Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây.
Bao trái bằng bao nylong có đục lỗ.
Có thể phun thuốc Decis, Cymbush, Ambush khi trái chín 15 ngày để phòng trừ hiệu quả loại sâu này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ