Kỹ thuật trồng đậu cô ve leo an toàn
1. Giống
Giống đậu cove leo đã và đang được trồng phổ biến hiện nay vừa thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hạn chế sâu bệnh hại phù hợp với thị trường tiêu thụ tại chổ hiện nay là các giống: Đậu cove địa phương hạt trắng, hạt đen, Cove leo hạt trắng trang nông, Cove leo lion seeds, đậu cove Đài Loan hạt đen đo công ty giống cây trồng Miền Nam chọn lọc và sản xuất,… tuỳ vào thời gian sinh trưởng từng giống thời vụ chọn trồng và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà lựa chọn sản xuất để dễ theo dõi, sản xuất tránh được những bất lợi thời tiết và phù hơp với thị trường để đạt giá trị thu nhập cao nhất.
2. Thời vụ trồng
Phụ thuộc vào từng vùng khác nhau: Ở Quảng Nam nên gieo đậu Cove từ cuối tháng 10 âm lịch (Những chân đất cao không bị ngập lụt).
- Vùng phụ thuộc nước trời trồng vụ Đông, Đông Xuân;
- Vùng chủ động tưới tiêu có thể trồng vụ đông, đông xuân, xuân hè, hè thu, căn cứ vào yêu cầu thị trường từng thời điểm, dựa vào thời gian sinh trưởng của từng giống để bố trí thời vụ trồng thích hợp.
3. Xử lý hạt giống
- Trước khi gieo đem hạt phơi một nắng nhẹ và ngâm trong nước sạch 15 phút ( mùa nắng), mùa mưa không cần ngâm khi hạt hút no nước sẽ chìm xuống lúc này rửa sạch, trộn đều với cát ấm để ủ hoặc gói vào túi vải ở nhiệt độ 28 - 300C hạt sẽ nứt nanh đem gieo là tốt nhất.
- Lượng giống đậu Cove leo hạt trắng Trang Nông cần 1,5 - 1,7kg/sào, 1gói 100gr có 500 hạt, Đậu Cove leo lion seeds 1,8 - 2kg/sào 1 gói 100gr có 450hạt, gieo thẳng vào luống.
4. Chọn đất, lên luống, gieo hạt
Chọn đất: Đối với cây đậu Cove nên chọn đất cao, thoát nước tốt, đất giàu dinh dưỡng; Đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha thịt rất thuận lợi cho cây đậu Cove sinh trưởng phát triển cho năng suất cao. Đất phải được xử lý bón vôi, cày bừa thật nhuyễn và sạch cỏ dại trước khi lên luống trồng đậu Cove.
Lên luống: Tùy vào hình thức trồng mà lên luống thích hợp
- Đối với trồng thâm canh có sử dụng màng phủ nông nghiệp:
+ Trồng hàng đôi lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng 1,0 - 1,2 m, hai hàng trên luống cách nhau 70 - 80 cm. cây cách cây 20 - 25 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt.
+ Trồng hàng đơn lên cao 20 - 30 cm, mặt luống rộng 50 - 60 cm, hàng cách hàng 1,2 - 1,4 m, cây cách cây 20 - 22 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt.
- Đối với trồng trên đất không đậy màng phủ nông nghiệp:
Lên liếp rộng khoảng 1,1 - 1,2 m, cao 15 - 30 cm, chừa mương rộng khoảng 40 – 50 cm để chứa nước tưới. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau 60 - 70 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 - 25 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, Lượng hạt giống gieo 1 - 1.5 kg/500m2.
5. Bón phân
Công thức phân bón khuyến cáo cho đậu cove là: N: 120 - 200 kg/ha, P2O5: 100 - 150 kg/ha, K2O : 80 - 100 kg /ha
Tùy thuộc vào chân đất khác nhau mà cân đối lượng phân cho phù hợp, không nên bón quá thừa đạm sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây đậu cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nặng.
* Lượng phân tính cho 1 sào/ 500m2: Vôi 25-30kg, Phân chuồng hoai mục 800-1000kg, lân 25-30kg, NPK (16-16-8) 30-40kg, Urê 9-10kg, Kali 8-11kg.
* Cách bón:
- Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng, lân, NPK, 1/2 Urê và 1/2 Kali.
- Bón thúc: Khi cây bắt đầu ra hoa rộ, tiến hành bón thêm 1/2 Urê và 1/2 Kali.
6. Chăm sóc
- Khi tỉa hạt vào luống thì cùng lúc phải tỉa vào bầu để trồng dặm đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích.
- Khi trồng đảm bảo ruộng đủ ẩm, mỗi lần bón phân phải kết hợp tưới nước, luôn tưới nước đủ ẩm, không để khô nước sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây và phẩm chất quả nhất là thời kỳ phân cành và hình thành quả.
- Có thể dùng phân bón qua lá để phun hoặc bánh dầu hoà nước tưới khi cây phát triển chậm.
7. Làm giàn
Tùy vào điều kiện của địa phương có thể làm giàn nhiều cách khác nhau làm sao cho đậu Cove leo và trãi đều trên giàn để đón được nhiều ánh sáng nhất.
+ Sau gieo 15 – 20 ngày tiến hành cắm choái cho đậu leo, cây choái dài 2,5 - 3m, cắm giàn theo hình chữ A, có nẹp dọc để giữ cho choái không bị nghiêng và ngọn đậu không bị rơi.
+ Choái làm lưới đan sẵn thông thường làm giàn cho 500m2 thường tốn khoảng 3m sử dụng một cây choái và 10 - 12 kg lưới.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Đậu Cove là cây trồng thường bị sâu bệnh gây hại như: Sâu xanh, sâu dục trái, rầy mềm, dòi đục quả, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh thối hạch, bệnh thốc gốc mốc trắng,… Cần phải điều tra sâu, bệnh hại trên ruộng cove để có biện pháp phòng, trừ kịp thời và đảm bảo thời gian cách ly. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc.
9. Thu hoạch
Sau khi trồng 60 - 70 ngày bắt đầu thu hoạch, nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ