Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa tạo cảnh quan tuyệt đẹp

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa tạo cảnh quan tuyệt đẹp

Tác giả An Dương, ngày đăng 25/01/2018

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa tạo cảnh quan tuyệt đẹp

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa không chỉ mang hương thơm quyến rũ cho ngôi nhà của bạn mà còn tạo cảnh quan tuyệt đẹp khiến ai cũng phải ngước nhìn mỗi khi ngang qua.

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa không hề khó. Ảnh minh họa

Hoa hồng cổ Sapa được du nhập từ Pháp vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Do thích hợp khí hậu mát nên từ đó cho tới nay loại hồng này đã trở thành giống hồng bản địa của Sapa do được áp dụng kỹ thuật trồng tương đối rộng rãi.

Sở dĩ nó được ưa chuộng và trồng ở khắp nơi là do đặc điểm khá ấn tượng. Đây là giống hồng bán leo với dáng con tròn, sắc hồng phấn dịu nhẹ. Từng cánh hồng mềm mại tạo vẻ đẹp kiêu sa khiến nó trở thành một trong những loài hoa đẹp nhất thế giới.

Ngoài vẻ đẹp hút hồn, hoa hồng cổ Sapa còn thể hiện tình yêu ngọt ngào, tượng trưng cho sự đủ đầy, tròn trịa, viên mãn. Vì vậy sở hữu một giàn hoa hồng cổ Sapa chính là cách tăng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà của mình.

Nhiệt độ và đất trồng hồng cổ Sapa

Một yếu tố khá thuận lợi cho người trồng loài hoa này đó là có thể trồng ở mọi điều kiện khí hậu khác nhau ngay cả khi thời tiết nắng nóng. Nhưng khi trồng hoa hồng này cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa

Cây hoa hồng cổ Sapa thuộc loại cây khỏe, có sức sống mạnh mẽ nên kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa tương đối dễ và chăm sóc cũng không mất quá nhiều thời gian. Sau khi chuẩn bị mọi thứ, nếu trồng chậu bạn trộn trấu hun và xỉ than sàng nhỏ. Còn trồng trực tiếp xuống đất thì cần đào hốc trồng to hơn bầu cây, tránh làm vỡ bầu.

Kỹ thuật trồng hoa hồng cổ Sapa nên để ý tới khâu cắt tỉa sao cho thế cây đẹp. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sapa

Do cây kháng bệnh tốt, khỏe mạnh và vươn cao nên cách chăm sóc cũng không quá vất vả. Vì vậy chỉ cần bón lót phân hữu cơ, phân lân vào hốc trồng. Sau khoảng nửa tháng bón thúc bằng cách tưới đạm và kali loãng. Đây đều là phương pháp thông dụng không quá cầu kỳ nhưng vẫn giúp cây phát triển tốt và nhanh cho hoa nở.

Nếu bạn muốn tạo thế cho cây hoa như ý muốn thì ngay từ khi cây cao khoảng 25cm hãy tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây.

Phòng bệnh cho hoa hồng cổ Sapa

Dù trồng bất cứ cây hoa nào cũng rất dễ mắc bệnh và ở cây hoa hồng cổ Sapa cũng vậy. Tuy nhiên nếu thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tăm hương để tán cây được thông thoáng sẽ giảm sâu, bệnh hại rất tốt.

Vì cây hoa hồng cổ Sapa có vẻ đẹp lãng mạn nên thích hợp trang trí khuôn viên quanh nhà, trồng chậu, trồng ban công nhà phố. 


Kỹ thuật trồng cây tai Phật thanh lọc không khí và mang may mắn, an lành cho gia chủ Kỹ thuật trồng cây tai Phật thanh lọc… Cử nhân sinh học bỏ công việc nơi thành phố, về quê trồng nấm sạch Cử nhân sinh học bỏ công việc nơi…