Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền để ban công thêm dịu dàng quyến rũ
Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền có thể trồng trong chậu treo hay leo hàng rào cho hoa nở đẹp, dịu dàng trên ban công, hiên nhà vô cùng đơn giản.
Hoa mắt huyền có nhụy màu đen ấn tượng. Ảnh minh họa
Hoa mắt huyền là một loài cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Acanthaceae. Mắt huyền có nguồn gốc Đông Phi, và đã được du nhập khắp thế giới. Cây hoa mắt huyền có chiều cao 1,8 – 2,4 m nếu trồng chậu thì thấp hơn. Cây mắt huyền có cành song sinh với các lá xanh mọc đối. Mặt lá hơi nhám, cuống lá có hình trái tim, đầu lá nhọn như hình mũi tên. Hoa mắt huyền giống hoa cúc, có 5 cánh vòng quanh một ống hình trụ, đa dạng màu sắc: vàng, trắng, cam, phớt hồng, đỏ- cam, cam- đỏ, vàng tươi… Đặc biệt nhụy hoa có màu đen ấn tượng.
Cây mắt huyền là loài cây dạng dây leo trồng chậu treo trang trí hàng hiên trước nhà, trang trí ban công, sân thượng,…hay trồng hàng rào, trồng trước cổng nhà…Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền trong chậu không quá khó chỉ cần bỏ chút thời gian chăm sóc sẽ có một chậu hoa mắt huyền đẹp dịu dàng trên ban công.
Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa mắt huyền
Cây mắt huyền thích hợp khí hậu mát và nóng. Hoa mắt huyền xuất hiện vào cuối mùa xuân hoặc đầu giữa đến mùa hè và nở một lần nữa vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Đây là loài cây dễ chăm sóc. Cây mắt huyền cần rất nhiều ánh sáng, cây khỏe nên không nhất thiết phải che chắn cho cây.
Hoa có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng cao. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần giữ cho cây luôn đủ ẩm, khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc hạn không khí, để giúp cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên, giữ cho độ ẩm đất ở mức 60–65%. Vào mùa mưa nên tháo nước kịp thời không để luống ngập úng qua đêm.
Ánh sáng
Cây ưa dãi nắng, trong điều kiện ánh sáng gay gắt, cây vẫn ra hoa đều và đẹp. Tuy nhiên, trong giai đoạn vườn ươm, để cây con sinh trưởng tốt cần tránh ánh sáng trực xạ, ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che. Ở giai đoạn vườn sản xuất, cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo nên chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây.
Thời vụ trồng hoa mắt huyền
Hoa mắt huyền có thể trồng vào 3 thời vụ như vụ xuân hè trồng tháng 3, 4, 5. Vụ hè thu trồng tháng 6, 7, 8. Vụ thu đông trồng tháng 9, 10 và cho ra hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán.
Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền trong chậu
Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền bằng hạt trước hết cần phải ươm hạt trong chậu nhỏ hoặc bầu ươm viên nén trước để đảm bảo được độ ẩm, dinh dưỡng và các loại sâu bệnh. Sau đó chỉ cần rãi trên mặt đất sau đó tưới nước thật đẫm chậu ươm.
Đối với chậu trồng hoa mắt huyền cần lót dưới đáy chậu một ít sỏi đá cứng, để tạo điều kiện thoát nước cho chậu đất sau này, sau đó cho đất đã được trộn với phân chuồng hoai mục và rác mùn theo tỷ lệ 5:3:2 vào chậu và chỉ đổ lên cao 1/3 so với độ sâu của chậu.
Sau khi hạt đã nảy mầm tiến hành đặt cây vào chậu sao cho cổ rễ ở vị trí bằng hoặc hơi cao một chút so với miệng của thành chậu, giữ vị trí của cây theo ý muốn và cho đất vào chậu cho đến khi ngang bằng hoặc thấp trên cổ rễ của cây một chút, ấn chặt đất vào gốc để giữ cây cho thẳng rồi tưới ẩm cho cây.
Kỹ thuật trồng hoa mắt huyền chậu treo hiên nhà bằng cách gieo hạt khá đơn giản.
Kỹ thuật chăm sóc hoa mắt huyền và bón thúc hoa nở như ý muốn
Chú ý tưới nhẹ, tưới ít một để ngấm nước đều, tránh tưới mạnh sẽ tạo váng trên mặt đất, nước không thấm sâu được.Tốt nhất để một vài cục đất to trên mặt chậu hoặc phủ trấu bổi, vừa giữ ẩm cho chậu, vừa tránh hiện tượng kết váng.
Sau khi trồng nên đặt chậu cây vào nơi râm mát, thoáng, không có ánh sáng trực xạ trong khoảng 1–2 ngày, rồi mới đưa ra nơi trang trí. Cần tiến hành tưới giữ ẩm cho chậu và cây 2 lần/ ngày bằng bình tưới xịt, tưới lên cả cây và đất. Tưới nhẹ, hạt nước nhỏ và đều, đây là kỹ thuật rất quan trọng trong thời kỳ mới trồng khi cây chưa bén rễ vào đất trong chậu.
Hoa có bộ tán rất đẹp, nhìn xa như quả bóng tròn, đường kính tán cây lớn, bởi vậy nên trồng vào trong các chậu sứ to, đường kính từ 25-30 cm. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây nên bón thúc vào các thời kỳ sau: Sau trồng 10–15 ngày: 1/3 đạm + 1/3 kali. Khi cây phân cành nhánh mạnh và ra nụ 10%: 1/3 đạm + kali còn lại. Thời kỳ cây ra nụ 90% cần bón nốt số đạm còn lại để cho hoa nở như ý muốn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ