Nuôi lợn (Heo) Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

Tác giả Theo Nghề Nông, ngày đăng 16/07/2016

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

II. Chăm sóc nuôi dưỡng

1. Chăm sóc nuôi dưỡng heo hậu bị

Heo hậu bị đưa vào phối giống phải đạt thể trạng theo yêu cầu từ 115 – 120 kg ở 7,5 – 8 tháng tuổi; heo không quá mập và không quá ốm.

Khẩu phần cho heo hậu bị phải phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo hậu bị.

Từ khi heo đạt khối lượng 90 kg cho đến trước dự kiến phối giống 10 – 14 ngày cần cho ăn hạn chế và điều chỉnh khẩu phần ăn để heo không quá mập hay quá ốm.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái chửa

Heo mang thai 110 – 118 ngày, bình quân 114 ngày.

Nái chửa phải được chăm sóc đặc biệt để bào thai phát triển bình thường vì vậy phải đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, hợp vệ sinh, mật độ nuôi phù hợp.

Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo tỷ lệ Protein thô 13 – 14% năng lượng trao đổi 2900 – 3000 Kcal, ngoài ra cần bổ sung thêm premix và khoáng.

Lưu ý: Trong thời gian chửa 30 ngày đầu sau khi phối không được quá mập, quá ốm (Heo quá mập trong giai đoạn này sẽ làm chết phôi cao làm cho heo đẻ ít con)

3. Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ

Một đến hai ngày trước khi đẻ, vú của heo mẹ căng, âm hộ sưng, bụng tụt xuống, heo ăn ít, có thể có sữa non tiết ra, heo đi lại nhiều lần trong chuồng, khi heo nằm xuống nước nhờn từ âm đạo chảy ra, thở mệt nhọc, đây là triệu chứng sắp đẻ.

– Chuẩn bị cho heo vào chuồng đẻ:

+ Chuồng heo nái đẻ phải đảm bảo kích thước dài 2,4m x rộng 1,8m; ô chuồng chia làm 3 ngăn theo chiều rộng (0,45m, 0,65m và 0,7m), chuồng phải được rửa sạch và phun xịt sát trùng trước khi đưa nái vào đẻ, cần đưa nái vào chuồng đẻ trước để quen chuồng từ 5 – 7 ngày.

+ Heo trước khi đẻ phải được tắm ghẻ và tẩy giun sán (tẩy giun 10 ngày trước đẻ và tắm ghẻ trước đẻ từ 10-14 ngày).

Heo sắp đẻ phải được tắm rửa sạch sẽ, lau sạch bầu vú và xung quanh âm hộ.

Chổ đẻ cho heo nái phải yên tĩnh, giảm bớt ánh sáng.

+ Nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con: Khẩu phần ăn cần đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ đạm 15 – 16%, năng lượng trao đổi 3000 – 3100 Kcal/kg.

III. Vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện vệ sinh chuồng trại hằng ngày và định kỳ phun xịt thuốc sát trùng 1 tuần 2 lần, hạn chế người lạ ra vào khu vực chăn nuôi.

Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vaccin dịch tả, lỡ mồm long móng cho heo nái.

Riêng bệnh do Parvovirus tiêm 1 liều heo nái hậu bị lúc 150 ngày tuổi và 12-14 ngày sau khi sinh.

Chích sắt cho heo con lúc 3 và 10 ngày tuổi.


Kỹ thuật chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc - Phần 1 Kỹ thuật chăn nuôi heo sinh sản hướng… Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh bội nhiễm - Phần 1 Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh…