Trồng lúa Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 3

Tác giả Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, ngày đăng 30/10/2018

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 3

PHẦM 3: SÂU BỆNH HẠI

I. Bệnh

1. Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ( Áp dụng theo sổ tay phòng trừ rầy nâu, bệnh VL, LXL của Bộ Nông nghiệp)

2. Bệnh đạo ôn 

- Gây hại trên lá, thân, cổ bông và gié lúa từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa chín 

- Trên lá: vết bệnh có hình thoi rộng ở giữa, nhọn ở 2 đầu như hình mắt én, xung quanh viền màu nâu, giữa có tâm xám trắng, khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau thành vết lớn và ruộng lúa bị bệnh nặng có thể làm lá cháy rụi từng đám.

- Trên thân: bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân thắt lại, thường làm thối cổ lá và đốt rất dễ gãy. 

- Trên bông: xuất hiện ở cổ bông, thường xuất hiện muộn khi lúa đã vào chắc sẽ gây tình trạng gãy cổ gié lúa và bông bạc.  

- Thuốc phòng trị: Kitazin 50 EC, Fuan 40EC, Beam 75WP, Trizole 20 WP, Kasai 21,2 BHN, Rabcide 20SC hoặc 30 WP, Vikita 50 ND hoặc 10 H,...

3.  Bệnh đốm vằn

Bệnh tấn công từ lá và bẹ lá dưới gốc và lan dần lên ngọn. Vết bệnh màu nêu, hình dạng loang lổ không rõ rệt. Đôi khi ở gốc thân hoặc bẹ lá có những hạch nấm nhỏ như hạt cát bám vào

Biện pháp phòng trị: Khi bệnh xuất hiện và gây hại có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Anvil 5SC, Validacin 5SC, Bonanzs, ... Phun 4-5 bình/công

4. Bệnh cháy lá:

- Vết bệnh trên lá hình thon, màu nâu. Bệnh nặng làm lá bị cháy khô

- Khi bệnh tấn công trên cổ bông vào giai đoạn trỗ làm cho bông lúa bị lép hoàn toàn

- Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Beam 75WG, tilte 250 ND, Kasai, Kitazin 50ND,...

5. Bệnh lem lép hạt:

- Vết bệnh ban đầu chỉ là những chấm đen nhỏ trên vỏ hạt sau lớn dần màu nâu đen

Nếu gặp điều kiện mưa dầm ẩm độ cao hoặc khi thu hoạch không phơi sấy kịp thời vết bệnh lan hết vỏ trấu và có màu xám đen, phần hạt bên trong có màu xám đen và tinh bột bì mềm, rời rạc

- Biện pháp phòng trừ: Anvil 5SC, Tilte 250 ND,... Phun làm 2 đợt vào lúc 5 ngày trước trổ và 5 ngày sau trổ

II. Sâu hại:

1. Rầy nâu:

Rầy thường sống tập trung ở gốc lúa, có khi bám lên cả thân và lá, bông gây ra hiện tượng cháy rầy ở mật độ cao là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lúa cỏ

- Biện pháp phòng trừ: 

+ Sử dụng giống kháng, mật độ sạ cấy hợp lý, bón phân cân đối đạm, lân, kali

+ Nếu số rầy 2-3 con/tép trở lên sử dụng các loại thuốc theo nguyên tắc 4 đúng

. Rầy trưởng thành sử dụng thuốc Bassan 50 EC, Bacide 50 EC,  Actara 25WG…..

. Rầy cám sử dụng các loại thuốc Applaud 10 WP, Applaud-mipc, Butyl 10WP…

2.  Bù lạch (bọ trĩ)

- Thời điểm xuất hiện: 5 – 25 ngày sau sạ, cấy.

- Toàn ruộng ngã màu vàng, chóp lá cuốn lại.

- Có thể xử lý nước và bón phân để cây lúa có sức vượt thoát và phục hồi.

- Không sử dụng thuốc có phổ tác động rộng ở giai đoạn đầu.

- Thuốc phòng trị: Khi cần thiết có thể sử dụng một số loại thuốc hoá học sau Bassa 50ND, Basan 50EC, Applaud 10WP, Mipcide 20EC, Actara 25 WG, Regent 800WG, Marshal 200SC, Brightin 1.8EC, Abafax 1.8 EC, Carbosan 25EC, Butyl 10WP, Bian 40 EC, Trebon 10EC...

3.Sâu cuốn lá  

- Thời điểm xuất hiện: Từ 20 ngày sau sạ, cấy.

- Lá bị cuốn lại và bị cắn hết phần thịt lá.

- Không cần sử dụng thuốc trong 40 ngày sau sạ vì cây lúa lúc này có khả năng phục hồi.

- Thuốc phòng trị: Silsau 18.EC, Padan 95SP, Regent 800WG, Fastac 5EC, Cyperan, Diaphos, Proclaim 1.9EC, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC, Abafax 1.8 EC,...

4. Sâu đục thân

- Thời điểm xuất hiện: Từ 25 ngày sau sạ đến trổ.

- Vài chồi trong bụi bị vàng rồi khô, nắm chồi kéo lên được, bông khô trắng, lép hoàn toàn.

- Thuốc phòng trị: Regent 0.3G, Padan 4G, Basudin 10H, Lorsban 15G, Marshal 200SC,...

5.Bọ xít hôi

- Thời điểm xuất hiện: từ trổ đến lúa vào chắc.

- Chích vào hạt lúa để lại vết nâu đen, chích hút vào giai đoạn ngậm sữa làm hạt lép. 

- Thuốc phòng trị: Bassa 50 EC, Hoppercin 50 EC, Carbosan 25 EC, Marshal 200 SC, Fastac 5 EC, Decis 2,5 EC, Fenbis 25 EC,...

6. Ốc bươu vàng

+ Phòng trừ 

Thao tác này cần được thực hiện trước khi xuống giống

- Dùng lưới mịn để bắt ốc trước khi gieo sạ hoặc bắt bằng tay. 

- Diệt trứng ốc trong ruộng, bờ mương quanh ruộng trước khi sạ lúa hoặc diệt ốc bằng thuốc hóa học. Vệ sinh ruộng thật kỹ, tu sửa bờ thật tốt.

- Cắm những cây rò theo rãnh để nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và 1-2 ngày thu gom trứng một lần.- Sử dụng thuốc diệt ốc khi ốc có mật số cao và ốc nhỏ chiếm đa số. Nên chọn thuốc đặc trị như: Abuna 15 WG, Mossade 700 WP, Hellix 500 WP, Snailicide 250 EC, Yellow- K 10 BR, Bayluscide.

III. Thu hoạch 

Kỹ thuật thu hoạch

- Thời gian thu hoạch: thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

- Các phương tiện thu hoạch lúa đang áp dụng:

+ Bằng liềm: là phương pháp cổ truyền và thích hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã. Nhược điểm là năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ.

+ Bằng máy cắt cỏ cải tiến: đang thử nghiệm, công suất 0,5 ha/ngày.

+ Bằng máy cắt xếp dãy: ngày càng được áp dụng nhiều, giảm được thất thoát và giảm áp lực lao động thời vụ.

+ Bằng máy gặt - đập liên hợp: loại máy này cần được khuyến khích, tuy nhiên giá mua máy còn cao; cần rút nước thật khô để đất cứng. 

- Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.

- Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.


Giống lúa TBR 36 khẳng định ở Tây Nguyên Giống lúa TBR 36 khẳng định ở Tây… Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa - Phần 2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa…