Cây mía Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng mía cho năng suất cao

Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng mía cho năng suất cao

Tác giả Bích Phượng (tổng hợp), ngày đăng 07/11/2017

Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng mía cho năng suất cao

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Vì vậy, mọi người rất cần có kỹ thuật trồng cây mía đúng cách để đạt năng suất cao nhất.

Kỹ thuật trồng cây mía đúng cách sẽ cho năng suất, chất lượng cao

Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh mía theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao nếu có kỹ thuật trồng cây đúng đắn.

Thời vụ

Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

Đất trồng - Làm đất – Mật độ trồng

Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trước khi bừa lần cuối.

Bón phân trước khi trồng là một khâu kỹ thuật trồng cây mía quan trọng

Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng x hàng từ 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.

Giống - Chuẩn bị hom mía

Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319, C85456…

Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm.

Đặt hom

Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.

Chăm sóc

Thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm. Tuỳ chân ruộng tốt hay xấu mà bón phân thích hợp. Thông thường, 1 sào mía bón 13 - 15kg đạm, 20 - 25kg lân, 10 - 13kg kali, 300 - 350kg phân chuồng.

 

Chăm sóc, vun xới để cây giống phát triển tốt nhất

Bón lót 100% phân chuồng, lân, 20% phân đạm, kali, số còn lại bón rải. Việc bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn lóng. Khi mía mọc đến 2 - 3 lá nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời trồng dặm. Mỗi vụ mía bón gốc 2 - 3 lần vào lúc mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 lóng và 6 lóng.

Ngừa sâu bệnh

Phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đục thân bằng thuốc Padan theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác. Chung quanh đám mía trồng những trụ cách nhau 5m, rào bằng cây hoặc căng dây thành 2 - 3 hàng để mía ít bị đỗ ngã.

Thu hoạch

Xác định đúng giai đoạn để thu hoạch mía cho năng suất cao nhất

Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

Các kinh nghiệm

Các hộ nông dân trồng mía nhiều kinh nghiệm và hiệu quả sản xuất cao thường thực hiện : Bón 200 – 300 giạ tro dừa (2,5 – 3,5 tấn/hà) hoặc 500 – 1.000 giạ tro rơm (2,5 – 5 tấn/hà). Hỗ trợ làm đất bớt chua, vừa tăng dinh dưỡng cho đất (lân, kali, canxi, manhê và nhiều chất vi lượng ). Bón phân hữu cơ chế biến : Komix, Humix, hữu cơ vi sinh… ; bã bùn và tro của nhà máy. Vùng đất trãng tăng cường bón vôi : 1 – 1,5 tấn / ha.


3 mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình cho mía ở Tây Ninh 3 mô hình sử dụng phân lân nung… Kỹ thuật ủ chua ngọn mía: Thêm nguồn thức ăn cho gia súc Kỹ thuật ủ chua ngọn mía: Thêm nguồn…